Diện kiến loài cá cung tiến vua

Trong đêm ngủ đầy mộng mị trên đất tổ Sơn Vi (huyện Lâm Thao, Phú Thọ) tôi như kẻ mộng du đi theo những tiếng động lạch xạch, lạch xạch khe khẽ. Tiếng mống nước của loài cá anh vũ trong bể nuôi nghe rất giống tiếng của những con chép đực vờn ép chép cái ven bờ sông Đáy quê tôi vào mùa tình tự…

cá anh vũ
Cá anh vũ

Bạch Hạc, “mỏ cá” tự nhiên

Anh vũ, rầm xanh, lăng, chiên và bỗng là năm loại cá quý của các dòng sông phía Bắc được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy”. Chuyện kể rằng xưa kia có người ngư dân bắt được một con cá quý đem dâng vua Hùng. Tướng cá rất lạ. Thân giống cá chép nhưng miệng lại hệt mồm lợn. Vua ăn xong khen ngợi hết lời và ban lệ cúng tiến.

Loài cá ấy chính là anh vũ. Anh vũ quen sống ở nơi nước xiết dùng cái miệng rất khỏe của mình để bám vào vách đá cạp rêu ăn mà ăn nên mồm bành ra, rất đặc biệt.

Cái “mõm lợn” ấy chính là bộ phận ngon nhất, quý nhất của loài cá này khiến cho nhiều người phải bỏ tiền, bỏ của để săn tìm khoảnh khắc một chốc được làm vua. Anh vũ nướng, nấu, làm chả đều ngon nhưng không thể qua mặt được món hấp lá gừng, thơm ngọt ngào đến khó tả (tuy cũng có khá nhiều xương dăm).


Mồm giống mồm lợn

Ngã ba Bạch Hạc nơi giao thoa ba dòng sông Đà, sông Lô, sông Hồng là một “mỏ cá” tự nhiên cho những con anh vũ trưởng thành bắt đầu hành trình thiêng liêng ngược thượng nguồn tìm bãi đẻ. Sức ép mạnh mẽ của trăm thác, ngàn ghềnh dọc đường đi khiến buồng trứng non trong bụng cá cái sớm chín, hệ sẹ trong bụng cá đực sớm mọng để rồi thực hiện nghĩa vụ duy trì nòi giống.

Nhưng đó là chuyện của nhiều năm về trước. Hàng loạt thủy điện dựng trên thượng nguồn khiến các bãi đẻ biến mất. Hàng trăm cách khai thác hủy diệt của loài người khiến sản lượng cá anh vũ giảm sút nghiêm trọng. Sông Lô, sông Chảy và sông Thao vốn sẵn anh vũ hiện hầu như không còn vết dấu. Loài cá tiến vua nức tiếng đất Hùng Vương nay bị xếp vào danh sách đỏ có nguy cơ tuyệt diệt.

Bởi chưng khan hiếm nên người ta bắt đầu nghĩ đến chuyện cho anh vũ sinh sản. Khởi đầu là Trại cá Phú Tảo thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I rồi công nghệ ấy được chuyển giao cho Chi cục Thủy sản Phú Thọ.

Chủ nhiệm dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lăng chấm, cá anh vũ tại tỉnh Phú Thọ” là kỹ sư trẻ Nguyễn Mạnh Phúc. Cứ như lời anh nói thực ra anh vũ họ cá chép, phân họ cá trôi, thuộc loài Semilabeo obscurus. Người Kinh một số nơi còn gọi là cá buột (cá nhỏ) còn người Thái gọi là pa tỷ hay pa thỷ.


Thân giống cá chép

Những con anh vũ nhỏ bằng đầu ngón tay bắt trong tự nhiên trước đây thường chẳng ai để ý giờ được thu gom lại. Những con anh vũ to cỡ bàn tay được tranh mua quyết liệt với cánh nhà hàng. Thường loài cá quý này chỉ xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch, ngư dân bắt chúng bằng cụp (một dạng bẫy bằng tre, có mồi nhử, chuyên dùng bắt các loại cá ăn mồi sát đáy).

Anh vũ có kích thước khá khiêm tốn chỉ độ 3-5 lạng, hiếm khi thấy có con kích cỡ trên 1kg. Con cá nặng kỷ lục nhất mà cán bộ Chi cục mua được trong hàng chục năm thu gom ngoài tự nhiên chỉ đạt mức 1,6 kg. Vàng, bất động sản có lên, có xuống nhưng giá anh vũ nhất mực thẳng đứng khoảng 10-12 triệu/kg tùy theo trọng lượng mà đến mùa đặt cả tuần, cả tháng mới mua nổi một vài con nho nhỏ.

Trông cá đẻ hơn trông… vợ đẻ

Cá đang trong môi trường nước chảy ngoài tự nhiên khi đem về phải thuần hóa bằng cách cho vào bể có xếp đá bên dưới, có máy bơm sục tạo dòng. Vốn là loài quen ăn rêu bám đá nên người ta phải trộn thức ăn công nghiệp với bột sắn, bột mì làm chất kết dính rồi nắm chặt thành những hòn đá nhân tạo thả xuống đáy bể.

Cá theo thói quen cứ cạp mồm vào những “hòn đá” ấy mà dần dà quen với hơi cám công nghiệp. Chưa thấy loài cá nào thi gan giỏi như anh vũ. Chúng nhịn đói 15-20 ngày mới chấp nhận chịu ăn. Sau 1-2 tháng thuần hóa trong bể, cá được đem thả xuống ao đã hút sạch bùn, trải cát vàng, xếp đá sỏi tạo hang hốc, sục ô xy bốn mùa. Chăm bẵm là thế mà tỷ lệ cá chết lúc đầu lên tới 80-90%.

Sau nhiều lần điều chỉnh công nghệ, tỷ lệ chết của anh vũ khi đem vào nuôi rút xuống còn 40-50%. 200 con cá anh vũ trong đó cá cái có khối lượng từ 300g trở lên, cá đực có khối lượng 250g trở lên khi đến tuổi cập kê (3 năm) liền được tiêm kích dục tố. Kết quả hơn 90% cá cái rụng trứng và 100% cá đực chảy sẹ (tinh) màu trắng đục.

Ngày Phúc ra ao, đêm nằm lì ở phòng trực 2 tháng ròng không về nhà để trông ngóng cá đẻ. Trứng cá được vuốt vào bát, gieo tinh lên, dùng lông gà khuấy đều rồi cho vào bình ấp. Tỷ lệ sống của cá anh vũ trong giai đoạn này chỉ đạt 68% không cao như một số loài cá nước ngọt truyền thống. Lượng cá giống thu về được 5.000 con, hoàn thành mục tiêu mà dự án đặt ra. Sau 2 năm nuôi, lũ cá bột đạt trọng lượng trung bình 100 g/con, Hội đồng bảo vệ dự án gật gù đánh giá đạt nhưng Phúc vẫn còn trăn trở lắm.


Kiểm tra cá anh vũ

Thấy nuôi trong ao tĩnh cá chậm lớn quá, anh thử nghiệm nuôi trong ao có nguồn suối chảy vào với hy vọng gần với môi trường tự nhiên cá sẽ phát triển nhanh hơn. Gia đình ông Hà Văn Được ở xã Địch Quả huyện Thanh Sơn được chấm làm mô hình này.

Dù cách xa Chi cục vài chục cây số nhưng cứ vài tuần Phúc lại nhảo vào thăm. Thế rồi chẳng biết thông tin thế nào mà khách huyện, khách tỉnh kéo đến nườm nượp. Đoàn nào cũng giục chủ nhà vớt cá anh vũ lên xem khiến chúng bị xây xát hóa thành hao hụt. Trên 100 con anh vũ sau hơn 1 năm nuôi chỉ còn lại 10. Buồn hơn, lúc thả mỗi con nặng 30g lúc bắt mỗi con chỉ nặng 48g, chậm lớn vẫn hoàn chậm lớn.

Mất nhiều năm lao tâm, khổ tứ vì cá tiến vua, Phúc rút ra một kết luận, loại cá này đời mình nuôi nhưng đời con cháu mới được hưởng. Đã thế, kỹ thuật nuôi lại rất khó, phải sục ô xy liên tục, nước phải luân chuyển luôn luôn. Sục bùn tí là anh vũ chết sặc, kéo lưới tí là anh vũ ngửa bụng trên mặt ao.

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở nuôi thủy sản lò dò tìm đến đây nhưng sau khi nghe thấy thế liền chạy tuột mất cả dép. Bởi thế, mục tiêu hiện tại không phải là nuôi thương phẩm mà là bảo tồn gen. Hàng trăm con anh vũ đã được thả ra ở hồ Thượng Long huyện Yên Lập, đầm Ao Trâu huyện Hạ Hòa, hồ Phượng Mao huyện Thanh Thủy, ngã ba Bạch Hạc TP Việt Trì.

Nhầm lẫn giữa “mõm trâu” và “mõm lợn”

Dự án của Nguyễn Mạnh Phúc kết thúc thì đến dự án khai thác quỹ gen cá anh vũ của Nguyễn Ngọc Sơn - một kỹ sư trẻ khác thuộc Chi cục. Ba con cá đang vẫy vùng trong bể trong cái đêm mộng mị tôi đi theo đó được chuyển về từ Hà Giang. Cũng như hàng chục con khác, chúng được bắn chíp vào lưng để theo dõi, bị lấy đi một mẩu vây nhỏ để phân tích gen nhằm tuyển chọn những con ưu tú nhất.

Vài năm gần đây trong các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội người ta bỗng thấy xuất hiện những con “anh vũ” khủng nặng đến 5-7 kg. Nguồn cá rất đều đặn từ trong Nam tuồn ra, nhất là ở Đăk Lăk khiến cho ước mơ một chốc thành vua của nhiều người giàu có bỗng trở nên dễ dàng.

Cá “anh vũ” sẵn quá khiến cho nhiều người đâm ra nghi ngờ ngay cả độ quý hiếm của chúng. Loài cá “anh vũ” trong Nam này to thế nhưng không cho đẻ được nên khi biết Phú Thọ cho sinh sản nhân tạo thành công, một đoàn cán bộ nông nghiệp tỉnh Đăk Lăk liền bay ra học tập kinh nghiệm.

Khi tận mắt chứng kiến họ đều sửng sốt thốt lên: “Cá “anh vũ” của chúng tôi không giống thế này”. Xem ảnh đối chiếu, chúng giống nhau đến 80-90%, chỉ khác ở cái miệng. Miệng anh vũ xịn nằm thụt hẳn bên dưới, hai môi dày giống cái mõm lợn còn miệng cá “anh vũ” rởm nằm ở giữa có hình cái mõm trâu thậm chí có loại còn có u ở trên đầu. Ngoại hình của cá “anh vũ” Tây Nguyên vì thế không hiền lành như anh vũ thật mà dữ dằn kiểu thủy quái.

Một sự nhầm lẫn thường thấy nữa là cá anh vũ và rầm xanh. Rầm xanh tuy cũng quý hiếm nhưng vẫn chỉ là đáng làm đàn em cho anh vũ. Ngoại hình của hai loại cá này khá giống nhau, chỉ có điều anh vũ có hai cái môi rất dày và ráp còn rầm xanh chỉ có môi trên dày còn môi dưới lại mỏng.

Vì nhẫm lẫn giữa mõm lợn và mõm trâu, môi dày và môi mỏng này mà nhiều thực khách sẵn sàng móc vài triệu đồng ra để thưởng thức. Những tưởng một chốc lên ngồi ngai vua ai ngờ ngồi nhầm… tràng kỷ mốc.

Nông Nghiệp Việt Nam, 15/04/2016
Đăng ngày 15/04/2016
Dương Đình Tường
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:32 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:32 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:32 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:32 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:32 20/09/2024
Some text some message..