Độc tố cá nóc không nằm trong thịt cá nóc

Loài cá nóc được mệnh danh là một trong những động vật độc nhất thế giới. Nhưng tại các nhà hàng ở Nhật Bản, chúng là nguyên liệu để chế biến nên các món ăn cao cấp. Vậy tại sao cá nóc có độc nhưng vẫn được mọi người sử dụng làm món ăn? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn nguyên nhân nhé!

Cá nóc
Hiện nay trên thế giới phát hiện khoảng hơn 120 loài cá nóc

Nguồn gốc và đặc điểm của loài cá nóc 

Cá nóc là loài cá thuộc bộ cá nóc có tên tiếng anh là Tetraodontiformes. Bộ cá nóc được tìm thấy vào khoảng 95 triệu năm trở về trước. Chúng là dòng cá không có vảy, không có vây bụng, các phần vây còn lại khá đều và rất mềm.

Cá nóc có thân hình tròn về phía trên giống như quả bóng, phần dưới gần với đuôi thì thuôn dài giống với đa số các loài cá khác. Phần đầu của cá tương đối tròn, mắt to và hơi lồi, miệng nhỏ – tròn – răng rất chắc khỏe, cá nóc là loài không có khe mang chỉ có lỗ mang.

Hiện nay trên thế giới phát hiện khoảng hơn 120 loài cá nóc và được phân bổ chủ yếu ở vùng nhiệt đới.

Riêng tại Việt Nam,có hơn 66 loài cá nóc khác nhau, khoảng 40 loài có khả năng gây độc tố. Độc cá nóc còn được đánh giá thứ 2 về mức độ, sau loài ếch độc phi tiêu vàng.

Cá nóc có rất nhiều loài, mỗi loài sẽ tập trung sinh sống ở các vùng khác nhau. Có loài sinh sống ở vùng nước ngọt, có loài sinh sống ở vùng nước mặn (biển).

Chất độc tetrodotoxin trong cá nóc

Phần độc của cá nóc là tetrodotoxin xuất hiện ở da, nội tạng, cơ bụng, túi tinh và trứng cá. Chúng không tự nhiên sinh ra mà được hình thành bởi những loại vi khuẩn cộng sinh trên cá nóc.

Độc cá nócPhần độc của cá nóc là tetrodotoxin xuất hiện ở da, nội tạng, cơ bụng, túi tinh và trứng cá

Tetrodotoxin là một chất độc đặc biệt khi không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao hoặc các phương pháp chế biến thực phẩm thông thường, lại có tác động thần kinh cực kỳ mạnh. Chúng có thể gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm liệt cơ, suy hô hấp và thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Cá nóc là dòng cá cực độc, khi chúng đến thời kỳ sinh sản lượng độc tiết ra của loài cá này càng cao. Cá nóc là một trong những loài cá sinh sản theo hình thức đẻ trứng.

Thông thường, cá nóc sẽ sinh sản vào khoảng tháng 2 – 3 và tháng 7 – 9 hàng năm. Đây cũng chính là thời gian độc tính của cá ở mức cao nhất, thời gian này không nên sử dụng cá nóc làm thực phẩm

Cá cái đến mùa sinh sản sẽ đẻ trứng lên các giá thể, cá đực sẽ bơi theo sau để thụ tinh cho trứng, chăm sóc và bảo vệ trứng đến khi nở thành cá con. Đây cũng chính là một bộ phận chứa đựng chất độc của cá nóc.

Vậy tóm lại cá nóc có ăn được không? 

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) những năm qua đều có cảnh báo về nguy cơ ngộ độc từ loại cá này và khuyến cáo người dân cần loại bỏ, không sử dụng cá nóc làm thực phẩm cho người. 

Một điều thú vị là bản thân con cá nóc không thể sinh tổng hợp được độc tố, chất tetraodotoxin trong cá nóc là do các vi khuẩn cộng sinh (symbiotic bacteria), chủ yếu là nhóm Pseudomonas và Vibrio vì một vài loại khác sinh tổng hợp ra. Do đó, nếu cá nóc được nuôi dưỡng cách ly thì độc tố không hiện diện.

Độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ, độc tố mới giảm một nửa, đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút, độc tố mới bị phá huỷ hoàn toàn. 

Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá huỷ hết. Khi phơi khô, chế biến thông thường, độc tố chưa bị phá huỷ nên vẫn gây ngộ độc.

Các món ăn nổi tiếng về cá nóc có mặt trên thế giới đều được các đầu bếp có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sơ chế và chế biến thành món ăn một cách cẩn thận. Ngoài ra, khâu đánh bắt và vận chuyển cá nóc đến các nhà hàng cần phải theo quy trình nghiêm ngặt để tránh làm cho chất độc thấm vào thịt cá.

Tuy nhiên, cho đến nay ngộ độc cá nóc vẫn chưa có thuốc đặc trị. Người bị ngộ độc cá nóc bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng. 

Tại Việt Nam mỗi năm vẫn có rất nhiều ca ngộ độc do ăn phải cá nóc. Vì vậy, để phòng tránh ngộ độc cá nóc, biện pháp hữu hiệu nhất là không ăn bất cứ thực phẩm nào được chế biến từ cá nóc để đảm bảo an toàn cho cả bạn và những người thân xung quanh nhé!

Đăng ngày 12/10/2023
Đặng Thư @dang-thu
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Kháng sinh đồ và hiệu quả giảm thiểu kháng kháng sinh trong nuôi tôm

Kháng sinh hiện nay như một biện pháp trị bệnh cho tôm hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến. Việc này gây ra hệ lụy lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Để giải quyết vấn nạn này, kháng sinh đồ trở thành công cụ quan trọng để sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả và bền vững.

Đĩa khuẩn
• 10:16 08/07/2024

Hiện tượng san hô trắng

Hiện tượng san hô trắng, hay còn gọi là tẩy trắng san hô, là một hiện tượng đáng báo động đối với hệ sinh thái biển. Khi môi trường sống bị thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ nước biển tăng cao, san hô sẽ bị stress và đẩy tảo ra khỏi cơ thể. Điều này khiến san hô mất đi màu sắc tự nhiên và trở nên trắng toát.

San hô
• 08:00 07/07/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 13:36 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:36 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 13:36 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:36 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:36 21/09/2024
Some text some message..