Đối phó tình trạng trục lợi bảo hiểm tôm nuôi: Không thể chỉ trông chờ tự giác

Theo các cơ quan chức năng, hành vi trục lợi từ tiền bảo hiểm tôm nuôi tuy chưa nhiều nhưng vẫn cần cảnh báo, vì tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễu loạn sản xuất và đời sống.

Cần ngăn chặn hành vi trục lợi từ bảo hiểm tôm nuôi để người nuôi được lợi - Ảnh: Thanh Nhã
Cần ngăn chặn hành vi trục lợi từ bảo hiểm tôm nuôi để người nuôi được lợi - Ảnh: Thanh Nhã

Vi phạm cả đạo đức và pháp luật

Tại một số địa phương thí điểm bảo hiểm tôm nuôi đang có tình trạng, đại lý cung cấp tôm giống hoặc thức ăn cho tôm khai khống số lượng hoặc giá bán sản phẩm để trục lợi tiền bảo hiểm đền bù khi gặp thiên tai, bệnh dịch. Theo các cơ quan chức năng, hành vi trục lợi từ tiền bảo hiểm tôm nuôi chưa trở thành phổ biến nhưng vẫn cần cảnh báo; đồng thời có thể xem như Bài học để các bên tham gia Chương trình bảo hiểm tôm nuôi nói riêng và bảo hiểm nông nghiệp nói chung (còn rất mới ở Việt Nam) rút kinh nghiệm trong những năm tới.

Một số hộ nuôi tôm ở xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng phản ánh: Lợi dụng tình hình tiêu thụ tôm gặp khó khăn, nhiều hộ dân không còn đủ vốn tiếp tục nuôi tôm và tham gia bảo hiểm, nhiều đại lý cung cấp tôm giống và thức ăn cho tôm đã đứng ra cung cấp con giống, thức ăn cho các hộ nuôi tôm tiếp tục nuôi và tham gia bảo hiểm. Ban đầu, đây có thể là sự hợp tác tốt, các bên cùng có lợi. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy việc giám sát, kiểm tra đầm tôm cũng như việc đền bù thiệt hại của doanh nghiệp tham gia bảo hiểm có phần lơi lỏng, một số đại lý tôm giống và thức ăn chăn nuôi đã khai khống lượng thức ăn, giá tôm giống, mật độ nuôi thả… để trục lợi khi đầm tôm của nông dân gặp thiên tai, dịch bệnh phải đền bù.

Ông Nguyễn Thành Nhàn, chủ hộ nuôi tôm tại xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho biết, thủ đoạn trục lợi của đại lý tôm giống và thức ăn chăn nuôi là khai tăng giá thức ăn và mật độ nuôi thả. Chẳng hạn, đại lý lấy giống tôm thẻ chân trắng không rõ nguồn gốc với giá 27 đồng/con, về bán lại cho nông dân 85 đồng/con; thức ăn cho tôm giá 27.000 đồng/kg thì đại lý kê khai 40.000 đồng/kg; 1m2 ao chỉ thả vài chục con giống nhưng giấy tờ lại ghi 100 con/m2. Việc kiểm kê các con số này hầu hết được các đại lý thức ăn làm chỉn chu, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, còn người dân thực tế chỉ thỏa thuận riêng với đại lý mức đền bù khi xảy ra dịch bệnh khiến tôm chết. Như vậy ở đây có sự hợp tác giữa người nuôi với đại lý cung cấp tôm giống và thức ăn. Trường hợp người nuôi chỉ hợp tác bằng cách làm ngơ cũng tạo điều kiện cho đại lý tôm giống và thức ăn chăn nuôi tự tung tự tác.

Đừng để lòng tốt bị lợi dụng

Ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế và PTNT (Bộ NN&PTNT) cho rằng, để ngăn chặn những hành vi gian lận, trục lợi như trên, trước hết cần tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân. Trong hợp tác kinh tế phải lấy chữ tín làm đầu, nếu gian lận thì bảo hiểm không "thọ" được, sẽ thua lỗ và rút lui, nông dân sẽ mất "tay vịn" để đảm bảo an toàn, chống rủi ro và sẽ nhận phần thiệt nhiều hơn. Về phía doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, cần tăng cường đội ngũ và biện pháp giám sát, kể cả giám sát khách hàng và nhân viên của mình. Một biện pháp nữa là phải tăng mức xử phạt và phạt thật nghiêm khách hàng gian lận. Cùng đó, các đoàn thể, tổ chức quần chúng cần phối hợp tích cực tuyên truyền cho người dân ý thức tự giác, không vì lợi nhỏ mà bỏ mất cơ hội và lợi ích cộng đồng.

Theo ông Nguyễn Quang Phi - Trưởng ban Bảo hiểm nông nghiệp (Bảo hiểm Bảo Việt), để hạn chế hành vi gian lận, doanh nghiệp cần có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác, giúp đỡ việc điều tra, xác minh liên quan bảo hiểm, bồi thường. Cùng đó, cần xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng liên quan (như chính quyền địa phương, cơ quan giám định, điều tra, nhà khoa học chuyên ngành) để hợp tác hiệu quả trong giải quyết vụ việc bảo hiểm, bồi thường có yếu tố gian lận, phức tạp, không rõ ràng. Ngoài ra, cần liên tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo dư luận ủng hộ việc đấu tranh với những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm.

>> Chương trình thí điểm Bảo hiểm tôm nuôi được thực hiện tại 4 tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, mỗi tỉnh chọn 9 xã thuộc 3 huyện để triển khai. Hộ nghèo sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% phí mua bảo hiểm; hộ cận nghèo được hỗ trợ 80%; các đối tượng còn lại được hỗ trợ 20 - 60% phí mua bảo hiểm. Nuôi quảng canh cải tiến sẽ đóng phí bằng 9,72% tổng chi phí vụ nuôi; nuôi bán thâm canh đóng 8,02%; nuôi thâm canh đóng 7,42%, tương đương khoảng 10 triệu đồng.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 26/12/2012
Thạch Bình
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:40 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:40 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:40 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:40 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:40 25/09/2024
Some text some message..