Đừng để bát cơm ngư dân biến mất

TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng, khái niệm nhận chìm là lập lờ, che mắt dư luận.

Đừng để bát cơm ngư dân biến mất
“Nếu việc đổ thải này được chấp thuận, chẳng khác gì một vùng biển rộng lớn bị giết chết, cái nôi sinh sản của thủy sản biến mất. Vậy thì, hàng triệu ngư dân hiện nay và con cháu về sau mất đi bát cơm”

Liên quan đến việc nhận chìm bùn thải xuống biển Bình Thuận, ngày 25-7, trả lời phỏng vấn Báo SGGP, chuyên gia khoa học và ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ tiếp tục có những phản ánh kịch liệt về chủ trương này.

Lập lờ khái niệm “nhận chìm”

Trả lời báo chí về chủ trương nhận chìm bùn thải, TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng, khái niệm nhận chìm là lập lờ, che mắt dư luận. Việc cho khảo sát, đánh giá và nghiên cứu thêm về vùng biển cho nhận chìm là điều rất cần thiết và cần được xem xét một cách thận trọng.

TS Nguyễn Tác An nhận định, nếu làm đúng các quy trình, dự án kiểu như thế này được xem xét rất kỹ vì nó tác động lớn đến môi trường. Tuy nhiên, trong dự án này, có sự gian lận với việc một nhà khoa học bị mạo danh đưa tên vào dự án.

TS Nguyễn Tác An kiến nghị Bộ TN-MT dừng thực hiện dự án này vì nó được lập một cách gian dối. Đồng thời, yêu cầu Bộ TN-MT trước mắt phải làm rõ tất cả biểu hiện bất minh để thông tin cho dư luận.

“Khi mời một nhà khoa học tham gia dự án, đơn vị đó phải thỏa thuận, có văn bản cam kết của nhà khoa học. Trước khi thẩm định nội dung dự án, cơ quan thẩm định, cấp phép phải kiểm tra hồ sơ hành chính của dự án, trong đó bắt buộc phải có văn bản cam kết của những người tham gia để phòng, chống việc giả mạo, tránh việc không làm nhưng ghi tên vào”, TS Nguyễn Tác An cho biết thêm.

Nhiều ngư dân tại địa phương - những người có quyền lợi trực tiếp đối với môi trường biển, cũng bày tỏ sự ngỡ ngàng về việc phê duyệt cho phép nhận chìm bùn thải khi hồ sơ dự án có phần làm thiếu trách nhiệm, mạo danh.

Ông Mai Thành Phúc, Ngư đội trưởng Ngư đội Trường Sa Lớn (Khánh Hòa), bày tỏ: “Mấy ngày qua theo dõi trên báo chí, ngư dân chúng tôi rất bất bình trước chủ trương này, nghiêm trọng hơn khi hồ sơ thẩm định đổ thải có quá nhiều điểm mờ ám”.

Với hơn 40 năm trong nghề đánh cá trên biển, ông Phúc cho rằng có hơn 80% ngư dân Việt Nam dựa vào vùng biển gần bờ, vùng lộng (cách bờ biển khoảng 10 hải lý) để đánh bắt hải sản. Trong các vùng biển, thì biển Bình Thuận là nơi giàu trữ lượng hải sản bậc nhất cả nước hiện nay. Đặc biệt, trong bán kính khoảng 8-10km tại khu vực biển Hòn Cau có môi trường biển trong suốt, có dòng hải lưu chảy đều và ổn định, nên khu vực này được ngư dân đánh giá là “cái nôi” cho hải sản sinh sôi, phân bổ cho nhiều vùng biển lân cận. Điều này cũng có thể thấy được khi biển khu vực Hòn Cau có hàng chục trại tôm giống, là nơi phân phối hơn 20% thị phần tôm giống cả nước.

Bàn luận về khái niệm một số chuyên gia đánh giá việc đổ bùn thải trong thời điểm tháng 9-10 sẽ không gây ô nhiễm cho các vùng biển, theo ông Phúc, đó là điều không đúng và ngư dân đều biết rõ điều đó. Bởi vào thời điểm gió Tây Nam thổi sẽ làm thay đổi dòng hải lưu. Khi đó, các chất thải được đổ xuống biển gần khu vực Hòn Cau sẽ cuốn theo dòng nước trôi về phía Nam, tức về phía biển Ninh Thuận và Khánh Hòa, nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả vùng biển lân cận, trong phạm vi cực kỳ rộng lớn và hậu quả khó lường.

“Nếu việc đổ thải này được chấp thuận, chẳng khác gì một vùng biển rộng lớn bị giết chết, cái nôi sinh sản của thủy sản biến mất. Vậy thì, hàng triệu ngư dân hiện nay và con cháu về sau mất đi bát cơm”, ông Phúc nghẹn ngào nói.

Sẽ kiện Bộ TN-MT?

Chiều 25-7, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017 và những vấn đề mà báo quan tâm, nhất là dự án cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m³ vật chất xuống vùng biển địa phương.

Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, việc triển khai nạo vét để thông luồng phục vụ cho 5 nhà máy nhiệt điện và Cảng tổng hợp Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân) để đưa than vào hoạt động là buộc phải làm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi nạo vét thì phải có cách nào để xử lý lượng vật chất này mà không làm ảnh hưởng đến môi trường.

“Nếu việc nhận chìm không được chấp thuận, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề xuất với Trung ương là dùng vật chất này để lấn biển, làm kè biển hay có thể xuất bán cho nước ngoài. Còn nếu vẫn chấp thuận cho nhận chìm thì phải vừa đảm bảo cho cả 6 dự án hoạt động nhưng vẫn phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Tỉnh Bình Thuận sẽ cùng với người dân tiến hành giám sát trước, trong và sau khi nhận chìm”, ông Nguyễn Đức Hòa thông tin.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, sau khi có thông tin 3 nhà khoa học bị mạo danh trong dự án nhận chìm, tỉnh Bình Thuận đã có báo cáo gửi Bộ TN-MT. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Thuận cũng vừa có thông tin, Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và Chính sách phát triển bền vững đã gửi đơn yêu cầu Bộ TN-MT rút giấy phép đã cấp cho Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 về việc cho phép nhận chìm 1 triệu m³ vật chất xuống biển Bình Thuận, nếu không sẽ khởi kiện ra tòa.

SGGP
Đăng ngày 26/07/2017
VĂN NGỌC - NGUYỄN TIẾN
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:33 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:33 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:33 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:33 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:33 25/09/2024
Some text some message..