EU và Chính phủ Campuchia hợp tác đầu tư nuôi trồng thủy sản

Liên minh châu Âu (EU) và Chính phủ Campuchia đã sẵn sàng đầu tư vào nuôi trồng thủy sản bền vững tại nước này với một dự án trang trại thủy sản có tổng vốn hơn 45 triệu USD.

nuôi cá ở Campuchia
Nuôi trồng thủy sản ở Campuchia. Ảnh: csn-news.

Theo Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Campuchia (MAFF), Liên minh châu Âu (EU) và Chính phủ Campuchia đã sẵn sàng đầu tư vào nuôi trồng thủy sản bền vững tại nước này với một dự án trang trại thủy sản có tổng vốn hơn 45 triệu USD.

Bộ trưởng MAFF Veng Sakhon cho biết Chương trình Tăng trưởng Toàn diện và Bền vững ngành Ngư nghiệp Campuchia (CaPFish) thu hút đầu tư lên tới khoảng 35 triệu euro (xấp xỉ 45 triệu USD), bao gồm 5 triệu euro (gần 6 triệu USD) góp vốn từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho khu vực tư nhân vay dưới hình thức đầu tư cho dự án ngư nghiệp đại diện cho EU.

Trong khi đó, Chính phủ Campuchia đóng góp khoảng 3,6 triệu USD cho dự án này bắt đầu từ năm 2018 đến năm 2023. Đây là dự án đầu tiên có vốn EU kết hợp với Chính phủ Campuchia.

Thông qua việc thu hút đầu tư, CaPFish mong muốn giúp nông dân Campuchia vượt qua những khó khăn hiện nay và đảm bảo tăng trưởng bền vững hơn và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy đa dạng hóa và cải thiện an ninh lương thực ở khu vực nông thôn.

Campuchia đã ký thỏa thuận với EU từ tháng 11/2017, nhưng chỉ từ tháng 7/2021, dự án trên mới thực hiện giai đoạn đầu tiên. Dự án của CaPFish đã hoàn thành điều tra cơ bản và chuẩn bị kế hoạch thường niên cho cả giai đoạn 2020-2023.

Theo đó, dự án sẽ được thực hiện ở 10 tỉnh của Campuchia gồm Kampong Chhnang, Pursat, Battambang, Banteay Meanchey, Siem Reap, Kampong Thom, Kampong Cham, Prey Veng, Kandal và Takeo. 64 trang trại sẽ tham gia dự án, trong đó có 887 người nuôi ếch và 1.107 người nuôi cá da trơn.

Ngành cá đóng góp 18% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia và sử dụng gần 3 triệu lao động tại nước này, tương đương gần 1/5 dân số cả nước.

Bnews
Đăng ngày 12/07/2021
Trang Nhung
Thế giới
Bình luận
avatar

“Bấp bênh” khi quay trở lại với con tôm sú

Dựa vào tình hình hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng đang lao dốc mạnh. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm đang bắt đầu quay lại với mô hình nuôi tôm sú. Tuy nhiên, từ con tôm thẻ, khó khăn lại khi chuyển đổi sang con tôm sú.

Tôm sú
• 10:16 17/07/2024

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 19:31 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:31 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 19:31 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 19:31 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 19:31 25/09/2024
Some text some message..