Ghi nhận từ mô hình nuôi lươn không bùn ở Cát Tiên

Nuôi lươn không bùn nhanh cho thu hoạch, không chiếm nhiều diện tích, giúp người nuôi tiết kiệm chi phí thức ăn, thuốc thú y, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ lươn sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi lươn không bùn.
Mô hình nuôi lươn không bùn. Ảnh: Minh họa.

Ông Hà Văn Lựu ở thôn Tân Xuân, xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên sau nhiều năm vất vả với nghề nuôi heo nhưng kinh tế gia đình không khấm khá hơn vì heo bị dịch bệnh và giá cả bấp bênh. Sau một thời gian tìm tòi học hỏi kinh nghiệm nghề nuôi lươn, năm 2020, ông Lựu quyết định đầu tư 200 triệu đồng xây dựng 14 bể và nuôi thử nghiệm 16.000 con giống lươn. 

Ông Lựu cho biết: Nuôi lươn trong bể không cần bùn nên khá đơn giản. Bể nuôi có diện tích khoảng 60 m2, chiều cao từ 0,8-1m, đáy bể, thành bể phải láng và đáy nghiêng 300 về hướng cống để nước thoát ra dễ dàng; dưới đáy bể có ống thoát nước, trên có gắn đường nước vào để thuận lợi cho việc thay nước. Sau khi xây bể xong, cần vệ sinh bể sạch sẽ bằng cách bơm nước để ngâm 1 tuần, sau đó rửa sạch, xả hết nước và bơm nước mới vào. Để có chỗ trú ẩn và thả mồi cho lươn ăn, trong bể ông Lựu đặt các chùm dây nilon… 


Ông Hà Văn Lựu cho lươn ăn.

Thức ăn cho lươn là cám công nghiệp bằng viên trộn với trùn quế. Mỗi ngày cho lươn ăn hai lần, vào buổi sáng và chiều. Lươn vốn rất mẫn cảm với môi trường sống, nên phải thay nước trong bể hai lần/ngày sau khi ăn 2 - 3 giờ để giữ cho bể luôn sạch, thoáng. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên quan tâm xử lý mầm bệnh và cung cấp thêm vitamin C, men tiêu hóa theo định kỳ 7 ngày/lần. Nước xả ra từ các bể nuôi lươn được cho xuống một cái hố ngầm để tránh gây ô nhiễm môi trường và có thể xử lý để tái sử dụng trong việc nuôi cá trê... 

“Muốn lươn nhanh lớn và có tỷ lệ sống cao, khâu quan trọng nhất là phải bảo đảm nguồn con giống có xuất xứ rõ ràng, không xây xát, kích cỡ đồng đều. Tiếp đến, nguồn nước nuôi phải sạch, nếu nước bẩn lươn dễ bị mắc bệnh và kém phát triển”, ông Hà Văn Lựu chia sẻ kinh nghiệm nuôi lươn của mình.

Theo tính toán của ông Lựu, với 16.000 con giống, sau 10 tháng chăm sóc, nếu phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 200 - 300 gram/con, sản lượng đạt hơn 4 tấn lươn thương phẩm; với giá bán khoảng 200.000 đồng/kg, tùy vào từng thời điểm thì sẽ đem lại thu nhập ổn định hơn so với nuôi heo như trước đây. Dù chưa xuất bán lứa nào nhưng các thương lái đã đến tận nơi đặt hàng và bao tiêu sản phẩm. 

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho lươn và có thêm thu nhập, ông đã tận dụng chuồng heo cũ với diện tích 250 m2 để nuôi trùn quế, mỗi tháng thu hoạch 2 lần, sản lượng đạt hơn 2 tấn; ngoài việc dùng trùn quế làm thức ăn cho lươn, số còn lại ông bán cho người dân trong vùng với giá mỗi kg 50.000 đồng. Bên cạnh đó, ông còn khai thác và bán phân trùn (hữu cơ) với sản lượng hàng năm gần 100 tấn, tổng giá trị thu về gần 300 triệu đồng.

Ông lựu cho biết, trong thời điểm này, ông còn nhập thêm 24.000 con lươn giống về thả nuôi để có thu hoạch gối đầu và tiếp tục nghiên cứu, đầu tư xây dựng các bể, mua con giống tiến hành nuôi cả lươn giống và lươn thương phẩm bằng mô hình nuôi lươn không bùn này.

“Nuôi lươn vốn đầu tư không cao, tận dụng tối ưu diện tích quanh vườn, nên thời gian tới gia đình tôi sẽ mở rộng quy mô lên thêm 12 bể nuôi và mong muốn nhân rộng mô hình, thành lập hợp tác xã để vươn xa ra thị trường ngoài tỉnh. Đoàn viên, thanh niên, người dân trong và ngoài xã có nhu cầu tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn, tôi sẵn sàng hỗ trợ” - ông Lựu cho biết thêm.

Thành công của ông Hà Văn Lựu không những tạo nguồn thu nhập hiệu quả cho gia đình mà còn mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế, khích lệ tinh thần ham học hỏi đối với nhiều người dân, đoàn viên, thanh niên trong và ngoài xã Gia Viễn; qua đó, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế ở địa phương.

Báo Lâm Đồng
Đăng ngày 06/04/2021
Thúy Ngà
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 05:35 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 05:35 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 05:35 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 05:35 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 05:35 20/09/2024
Some text some message..