Giá bán một số loài thủy sản ở Cần Thơ, Cà Mau

Cập nhật giá cả các loài thủy sản ở một số địa phương: Giá cá kèo giống và giá cá trê, cá lóc, cá rô, cá tra, tôm ...

Giá bán một số loài thủy sản
Cá kèo giống tại Cà Mau rớt giá. Hình minh họa

1. Giá cá kèo giống giảm 50%

Theo thông tin từ người đăng bắt cá kèo giống tại cửa Vàm Lũng (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), gần một tuần qua, giá cá kèo giống (cá bột) giảm mạnh, khiến người đăng bắt tại đây rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Được biết, vụ cá kèo giống kéo dài từ khoảng đầu tháng 6 và kết thúc vào khoảng tháng 9 hằng năm. Đầu vụ, giá cá rất cao, trung bình từ hơn 400 ngàn đồng/ly (20-25ml), có thời điểm hút hàng, giá khoảng 550-600 ngàn đồng/ly. Tuy nhiên, gần một tuần qua, giá cá lại giảm sâu, hiện chỉ còn khoảng 200 ngàn đồng/ly.

Anh Lâm Văn Thông, người làm nghề đăng bắt cá kèo giống cho biết, gia đình anh có khoảng 6 miệng lưới đăng cá kèo. Khi bước vào con nước, mỗi đêm anh đăng được khoảng 4 ly cá kèo giống. Với mức giá hiện tại, gia đình anh Thông chỉ bán được khoảng 800 ngàn đồng, thấp hơn khoảng 50% so với thời điểm mới bước vào vụ.

Tuy giá cá kèo giống giảm sâu, người đăng bắt rơi vào cảnh khó khăn nhưng người hưởng lợi lại chính là thương lái. Vì sau khi dèo, mỗi ly cá kèo giống khi đến tay người nuôi có thể lên đến 700 ngàn đồng.

Hiện cá kèo giống chỉ có nguồn cung cấp duy nhất là khai thác từ tự nhiên. Do vụ trước, người nuôi cá kèo lỗ nặng, đến nay vẫn chưa bán hết nên vụ này quy mô nuôi bị thu hẹp và giá cá kèo giống giảm là đương nhiên.

2. Giá cả các loài thủy sản ở Cần Thơ cụ thể như sau: 

Thát lát còm cỡ 3 con/kg : 34.000 đồng/kg

Cá Trê cỡ 3 con/kg : 21.500 đồng/kg

Cá Rô đầu vuông cỡ 4 con/kg : 20.000 đồng/kg (tăng 500 đồng/kg)

Cá Lóc cỡ 500-700g/con : 27.000 đồng/kg (giảm 2.000 đồng/kg)

Cá Tai Tượng cỡ > 700 g/con : 36.000 đồng/kg

Cá Điêu hồng cỡ > 500 g/con : 28.000-29.000 đồng/kg.

Cá Chạch lấu cỡ > 300g/con : 370.000 đồng/kg

Lươn

+ Lươn loại I (cỡ > 300g/con) : 138.000-140.000 đồng/kg

+ Lươn loại II (cỡ 100-200g/con) : 133.000 đồng/kg (giảm 2.000 đồng/kg)

Cá Chim trắng

+ Cá Chim trắng cỡ 1kg/con : 11.500 đồng/kg

+ Cá Chim trắng cỡ 2 – 3 con/kg : 12.000-12.500 đồng/kg

Tôm càng xanh

+ Tôm càng xanh cỡ 15-20 con/kg : 250.000 đồng/kg

+ Tôm trứng : 150.000-170.000 đồng/kg

Cá tra

+ Cá tra thương phẩm cỡ 700 – 800 g/con: 21.500 – 22.000 đồng/kg.

+ Giá cá tra giống tuần này không thay đổi so với tuần trước như sau:

_Cá tra giống cỡ 1,5 cm chiều cao thân : 24.000 – 25.000 đồng/kg.

_Cá tra giống cỡ 2 cm chiều cao thân : 19.000 – 20.000 đồng/kg.

Đăng ngày 19/06/2017
Trần Văn Toàn - Chi cục Thủy sản thành phố Cần Thơ
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Kháng sinh đồ và hiệu quả giảm thiểu kháng kháng sinh trong nuôi tôm

Kháng sinh hiện nay như một biện pháp trị bệnh cho tôm hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến. Việc này gây ra hệ lụy lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Để giải quyết vấn nạn này, kháng sinh đồ trở thành công cụ quan trọng để sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả và bền vững.

Đĩa khuẩn
• 10:16 08/07/2024

Hiện tượng san hô trắng

Hiện tượng san hô trắng, hay còn gọi là tẩy trắng san hô, là một hiện tượng đáng báo động đối với hệ sinh thái biển. Khi môi trường sống bị thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ nước biển tăng cao, san hô sẽ bị stress và đẩy tảo ra khỏi cơ thể. Điều này khiến san hô mất đi màu sắc tự nhiên và trở nên trắng toát.

San hô
• 08:00 07/07/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 19:35 24/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:35 24/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 19:35 24/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 19:35 24/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 19:35 24/09/2024
Some text some message..