Giá tôm thẻ ở tâm dịch vừa đắt vừa loạn

Trong khi tôm thẻ miền Tây đang nằm ao chịu trận thì giá tôm lại bật tanh tách ở tâm dịch TPHCM.

tôm thẻ siêu thị
Tôm thẻ được bày bán ở 1 cửa hàng Bách Hóa Xanh. Ảnh: Tepbac.

Tính đến ngày 5/8, khi TPHCM đã thực hiện 28 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (từ ngày 9/7) thì các tỉnh miền Tây cũng đã trải qua 18 ngày (từ ngày 19/7). Dù đã thực thi nhiều biện pháp hỗ trợ nhưng giá tôm thẻ tại ao vẫn đang tuột dốc, còn giá tôm bán lẻ ở TpHCM thì đắt đỏ, giá bán giữa các nơi chênh lệch khá nhiều.

Hiện nay, giá thu mua tôm thẻ ở các tỉnh miền tây giảm nhiều so với trước khi thực hiện Chỉ thị 16 giảm, với mức giảm từ 10.000 – 12.000đ/kg tùy size. Ghi nhận tại khu vực Cà Mau, giá tôm thẻ tại ao hôm nay với size 25con/kg giá 150.000đ/kg giảm 7.000đ/kg so với giá ngày 19/7, size 50con/kg giá 97.000đ/kg giảm 11.000đ/kg, size 70con/kg giá 85.000đồng/kg 12.000đ/kg.

tôm thẻ siêu thị
Tôm thẻ ở TPHCM trở nên khan hiếm, đắt đỏ. Ảnh: Tepbac.

Giá tôm tại ao ê chề là vậy, nhưng ngược lại tôm thẻ ở TP.HCM đã trở thành mặt hàng khan hiếm và đắt đỏ. Không những thế, giá tôm lại chênh lệch khá nhiều giữa các nơi bán.

Ở các chuỗi cửa hàng bình ổn, tôm thẻ về size nhỏ, ít và giá khá cao, được niêm yết vào ngày 4/8 là 209.000đ/kg tại Vinmart+ và 189.000đ/kg tại Bách Hóa Xanh với cỡ tôm từ 60 – 80con/kg.

giá siêu thị
Giá tôm ở Vinmart+ chiều ngày 4/8. Ảnh: Tepbac.

Trong khi đó, ở các hội nhóm bán thực phẩm, mặt hàng tôm được rao bán khá nhiều, đa dạng size và giá, đều được cam kết tôm tươi được vận chuyển từ miền tây. 

Size tôm được rao bán khá lớn, thường gặp nhất là tôm thẻ size 30 – 35con/kg với giá bán ở mức giá trung bình đến 230.000đ/kg, nhưng có nơi cùng size chỉ bán với 170.000đ/kg. Chưa kể chi phí vận chuyển đến tận nhà tùy khoảng cách có khi lên đến gần trăm nghìn, như vậy, để được ăn 1kg tôm thẻ size 30con người Sài Gòn có thể phải chi trả đến hơn 300.000đ.

chụp màn hình
Giá tôm thẻ cùng size được rao bán khá chênh lệch khiến người tiêu dùng hoang mang.

Ngoài mặt hàng tôm thẻ thì các loại tôm thông dụng khác như tôm sú, tôm càng xanh vắng bóng hoàn toàn. Các loài cá nước ngọt trong khoảng 2 tuần nay cũng biệt tăm ở chuỗi Bách Hóa Xanh và Vinmart+, thỉnh thoảng xuất hiện cá tra hoặc điêu hồng với số lượng và tần suất ít ỏi. Ở thị trường “chợ đen”, giá cá nước ngọt bị đẩy lên cao ngất khoảng giá cá lóc là 120.000đ/kg, cá điêu hồng khoảng 85.000đ/kg.


Ngoài tôm thẻ, các loại tôm cá miền tây khác “mất tích” tại Bách Hóa Xanh. Ảnh: Tepbac.

Những người bán cao giải thích, giá bán cho người dùng tăng do vận chuyển quá khó khăn, nguồn tôm tuy nhiều nhưng để vận chuyển đến TpHCM lại không hề dễ dàng khi giãn cách chặt chẽ, “đường xanh” dường như không thấm vào đâu với nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đặc biệt với mặt hàng tươi sống như tôm thẻ thì trở ngại càng nhiều. 

Phía những người bán với giá không tăng lại cho biết, do tôm được vận chuyển kèm xe gom hàng cứu trợ, nên chỉ bán giá bình ổn vừa giúp đỡ người nuôi vừa hỗ trợ thực phẩm cho TPHCM. Cũng có thêm thông tin, những bạn hàng tôm lâu năm đứng ra làm trung gian nhận tôm với số lượng nhỏ từ các tỉnh gần như Long An, Tiền Giang giúp đỡ người bán lẻ ở các điểm bán hàng bình ổn được cho phép. Như vậy, giá tôm ở những điểm này đỡ “sốt” hơn giá thị trường khá nhiều.

Nhìn qua một vòng giá thủy sản tại ao và bán lẻ trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16 tại các tỉnh thành phía Nam, có thể thấy ngay bất cập khi tôm cá đầy ao không xuất được nhưng giá bán lẻ đến người dùng lại cao ngất ngưỡng, giá cả thị trường hỗn loạn. Chưa kịp nghĩ đến xuất khẩu lao dốc, ngành tôm có vẻ đang chới với ngay ở thị trường nội địa.

Đăng ngày 05/08/2021
Thảo @thao
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:39 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:39 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:39 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:39 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:39 22/09/2024
Some text some message..