Giải quyết điểm nóng dịch bệnh trên tôm tại Sóc Trăng

Ngày 19/03/2014, tại Thị xã Vĩnh Châu đã diễn ra hội nghị sơ kết sản xuất nông nghiệp – Thủy sản quí 1/2014 trên địa bàn thị xã. Ông Lê Thành Trí – PCT UBND tỉnh đã tham dự hội nghị.

Vĩnh Châu
Tổng quan hội nghị

Theo các báo cáo tại hội nghị, không như nhiều địa phương khác trong tỉnh, tình hình dịch bệnh trên tôm tại Thị xã Vĩnh Châu tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, tôm vẫn tiếp tục nhiễm bệnh, chết và nông dân vẫn tiếp tục thả giống bất chấp lệnh công bố dịch kể từ giữa tháng 2/2014 của địa phương.

Theo thống kê, từ đầu vụ đến nay, trên địa bàn thị xã đã thả nuôi được 2.302 ha tôm thẻ chân trắng, tổng diện tích bị thiệt hại là 1.516 ha (chiếm 65,86% diện tích), trong đó diện tích bị thiệt hại kể từ ngày công bố dịch là 534 ha. Về qui mô thâm canh có 622 ha, bị thiệt hại 292 ha (chiếm 46,95%), bán thâm canh là 1.680 ha, thiệt hại 1.224 ha (chiếm 72,86%). 

Nhiều xã, phường trên địa bàn tỷ lệ tôm bị thiệt hại rất cao như xã Vĩnh Hiệp (93%), phường Khánh Hòa (87,3%), Hòa Đông (79,9%), phường 2 (75,8%), Vĩnh Phước (69%)…. 

Bên cạnh đó, diện tích thả nuôi tôm sú từ đầu vụ đến nay là 372 ha, diện tích bị thiệt hại là 96 ha, trong đó diện tích bị thiệt hại kể từ ngày công bố dịch là 21 ha.

Các ý kiến phát biểu cho rằng, nguyên nhân của tình hình dịch bệnh như trên là do giá tôm đang rất cao, hấp dẫn nông dân thả nuôi bất chấp lệnh công bố dịch của địa phương. 

Diễn biến bất lợi của thời tiết, tiến độ thả giống năm trước kéo dài, thả nuôi xen kẽ ở hầu hết các vùng nuôi nên việc quản lý nguồn nước, giám sát tình hình dịch bệnh hết sức khó khăn.

Ngoài ra, tốc độ chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ quá nhanh, chất lượng tôm giống không thể kiểm soát cũng là những yếu tố bất lợi ngay từ đầu vụ khiến cho diễn biến dịch bệnh trên tôm kéo dài và có xu hướng ngày càng phức tạp hơn tại Vĩnh Châu.

“Không như các địa phương, các huyện khác trong tỉnh, trong khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, khâu nuôi trồng đã được khôi phục và phát triển thì tình hình dịch bệnh tại Vĩnh Châu vẫn tiếp tục treo lơ lửng, gây đau đầu cho cơ quan quản lý, người nuôi tôm” Ông Lê Thành Trí nhận xét. 

Đồng thời, từ các ý kiến phát biểu tại hội nghị, ông Trí cho rằng để kiểm soát được dịch bệnh, Thị xã Vĩnh Châu nên nâng cao và tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý trong đó tập trung vào khung lịch thời vụ, kiểm soát tình hình thả giống của nông dân đặc biệt là tăng cường công tác kiểm dịch con giống nhập tỉnh, quản lý chất lượng thuốc, hóa chất thủy sản và công tác quan trắc môi trường.

Vietfish.org, 20/03/2014
Đăng ngày 24/03/2014
Đỗ Văn Thông
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 20:36 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 20:36 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 20:36 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 20:36 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 20:36 20/09/2024
Some text some message..