Giảm chi phí cho nuôi tôm công nghệ biofloc bằng thức ăn rẻ tiền hơn

Các nhà nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc cho thấy việc sử dụng thức ăn rẻ hơn với tỉ lệ C/N hợp lý vừa có thể thúc đẩy hoạt động của tôm trong hệ thống biofloc vừa giúp người nuôi tiết kiệm chi phí sản xuất.

Giảm chi phí cho nuôi tôm công nghệ biofloc bằng thức ăn rẻ tiền hơn
Ảnh: LL/Tepbac

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm hai yếu tố để đánh giá ảnh hưởng của hai loại thức ăn tôm thương phẩm và bốn tỷ lệ C / N khác nhau đến phát triển biofloc, chất lượng nước, hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn và chi phí đầu vào trong hệ thống bể ngoài trời nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ cao và không trao đổi nước.

Hai loại thức ăn được sử dụng trong nghiên cứu này là: thức ăn rẻ tiền hơn(0,99USD/1kg thức ăn) được xây dựng cho hệ thống sản xuất bán thâm canh và loại khác đắt hơn (1,75USD/1kg) được thiết kế cho các hệ thống siêu thâm canh. Carbon hữu cơ (mật đường) được bổ sung hàng ngày để cung cấp cho hệ thống nuôi, tỷ lệ carbon được tính toán cho tỷ lệ nitơ (C / N) là 12: 1, 15: 1 và 18: 1 dựa trên hàm lượng carbon-nitrogen của thức ăn và hàm lượng carbon của mật đường trong suốt thử nghiệm. Và một nhóm đối chứng có tỷ lệ C / N là 9: 1. Mỗi nghiệm thức có bốn bể được phân bố ngẫu nhiên, và mỗi bể chứa đầy 500L nước giàu biofloc. Tôm vị thành niên (kích thước 2,21 ± 0,11 g) được thả mật độ 300 con/m3 và thí nghiệm tiến hành trong 6 tuần.

Tại sao tỉ lệ C/N lại quan trọng?

Tôm thẻ chân trắng thái bình dương là một loại tôm có giá trị thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên việc phát triển nuôi loài tôm này đã dẫn tới ô nhiễm môi trường và nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Để giảm thiệt hại một mô hình nuôi đã được đưa ra là nuôi tôm trong hệ thống biofloc không trao đổi nước. Việc sử dụng biofloc có thể kiểm soát chất lượng nước bằng việc loại bỏ các nguyên tố N độc hại đồng thời cải thiện sử dụng thức ăn và tăng trưởng tôm nuôi.

Tỉ lệ C/N đối với hầu hết thức ăn thương mại được thiết kế để sử dụng trong hệ thống nuôi thâm canh là 10:1. Các báo cáo trước đây cho thấy khi điều chỉnh tỷ lệ C/N một cách hợp lý sẽ kích thích các hoạt động miễn dịch và chống stress của vật nuôi tốt hơn rất nhiều. Góp phần gia tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm/cá nuôi.


Bổ sung carbohydrate hoặc carbon hữu cơ ngoài những gì có sẵn từ thức ăn có thể làm tăng tỷ lệ giúp phát triển biofloc. Ngoài ra trong nuôi tôm thâm canh, chi phí thức ăn chiếm ít nhất 50% tổng chi phí cho việc nuôi trồng. Chi phí bao gồm giá thức ăn, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn và cả 2 đều này đều liên quan đến chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Theo nhà sản xuất: thức ăn ít tốn kém hơn trong thí nghiệm được xây dựng để có 35%protein thô, 7%lipid và 4% chất xơ, thức ăn này thiết kế cho hệ thống bán thâm canh. Với thức ăn mắc tiền hơn thành phần thức ăn được xây dựng 35% protein thô, 7%lipid và 2% chất xơ được áp dụng cho mô hình nuôi siêu thâm canh.

Mật đường được sử dụng như một nguồn carbon hữu cơ để tạo ra tỉ lệ C/N. Tỷ số được xác định dựa trên hàm lượng carbon-nitrogen của thức ăn và mật đường. Vì vậy, mục đích nghiên cứu này là khám phá tác động của việc giảm lượng bổ sung cacbon hữu cơ mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của tôm để giảm chi phí đầu vào trong các hệ thống công nghệ biofloc (BFT) không thay nước.

Kết quả nghiên cứu cải tiến tỉ lệ C/N trong nuôi tôm

Khi tôm ăn hai loại thức ăn thương mại, một loại được thiết kế cho các hệ thống nuôi bán thâm canh và một cho các loại siêu thâm canh, và bổ sung môi trường nuôi cấy với các tỷ lệ C / N khác nhau (9: 1, 12: 1, 15: 1 và 18: 1) đã có tác động đáng kể đến phát triển biofloc, chất lượng nước, hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn và chi phí đầu vào trong điều kiện nghiên cứu hiện tại.

Bắt đầu nuôi tôm với nước giàu biofloc và sau đó bổ sung một lượng nhỏ cacbon hữu cơ thường xuyên có thể duy trì hiệu quả sự phát triển liên tục của biofloc hỗn hợp trong các hệ thống nuôi tôm có mật độ cao. Tất cả bốn cấp độ C / N dẫn đến tỷ lệ sống cao với cả hai loại thức ăn được sử dụng.

Trọng lượng cuối cùng, tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ thức ăn và C / N.

Chất lượng nước tốt nhất, hiệu suất tôm và FCR đạt được ở nghiệm thức có tỷ lệ C / N là 12: 1 cho cả hai loại thức ăn. Phân tích chi phí thức ăn và biến đổi cho thấy lợi ích kinh tế được cải thiện khi sử dụng thức ăn ít tốn kém hơn của SI-35 theo các điều kiện của nghiên cứu này. Hơn nữa, chi phí đầu vào có thể được giảm xuống bằng cách sử dụng tỷ lệ C / N là 12: 1 do giảm mật đường và sử dụng NaHCO3 để duy trì độ pH khi tỉ lệ C/N tăng lên.


Ảnh: Agua Blanca Seafood

Tỷ lệ thức ăn và C / N có ảnh hưởng đến hiệu suất của các hệ thống nuôi tôm bằng hệ thống biofloc không trao đổi nước. Chất lượng nước tốt nhất và hiệu suất của tôm thẻ chân trắngở tỷ lệ C / N là 12: 1. Nghiên cứu này đã cho thấy rằng mặc dù được nuôi với mật độ cao 300c/m3 và sử dụng thức ăn rẻ tiền nhưng nếu bổ sung mật đường hợp lý thì vẫn đảm bảo môi trường và tiết kiệm được chi phí thức ăn. 

Báo cáo được đăng trên tạp chí nuôi trồng thủy sản và aquafeed.

Đăng ngày 12/06/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 16:57 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 16:57 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 16:57 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 16:57 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 16:57 20/09/2024
Some text some message..