Gian nan tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ- Kỳ II: Hoa Kỳ hủy vụ kiện chống trợ giá tôm của Việt Nam

Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tôm Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường, không có sự trợ cấp từ nhà nước, từ thức ăn, con giống, nhân công… người dân đều phải tự lo liệu.

xuất khẩu tôm
Việt Nam là nước có số lượng xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ lớn thứ ba trên thế giới

Con tôm Việt Nam - nguy cơ một cổ chịu hai tròng thuế

Trong khi con tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn đang chịu thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm do Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp, vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn chưa đến hồi kết, thì ngày 18/1/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) lại chính thức thông báo khởi xướng và điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Vụ kiện chống trợ cấp do Liên minh công nghiệp tôm vùng Vịnh Mỹ khởi xướng từ cuối năm 2012 đối với tôm của 7 nước xuất khẩu vào Mỹ do nghi ngờ ngành tôm những nước này nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ chính phủ, bao gồm Việt Nam và một số nước khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ecuador.

Với đơn kiện này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tiến hành điều tra để xác định liệu các công ty tôm Việt Nam có nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ Việt Nam hay không (ở cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc cấp địa phương). Nếu xác định có trợ cấp, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ áp đặt một khoản thuế chống trợ giá bổ sung trên hàng nhập khẩu vào Mỹ (như đang áp dụng đối với thuế chống bán phá giá). Đến lúc đó, con tôm Việt Nam sẽ bị rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng” khi bị áp cả hai loại thuế là bán phá giá và bán trợ cấp tại Mỹ.

Ngay sau đó, ngày 19/1/2013, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ra Thông cáo phản đối việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành điều tra vụ kiện với những cáo buộc không hợp lý, thiếu cơ sở, gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam, các nhà nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng Mỹ, tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại song phương Việt - Mỹ.

Ngày 29/5/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra quyết định sơ bộ về mức thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ 7 nước. Theo đó, Malaysia có mức thuế cao nhất với 62,74%, Ấn Độ 5,91%, Trung Quốc 5,76%, Thái Lan 2,09% và Việt Nam 6,07%. Indonesia và Ecuador được cho là không có trợ cấp từ chính phủ cho ngành tôm của họ.

Ngày 12/8/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định cuối cùng, cáo buộc tôm xuất khẩu của Việt Nam được hưởng trợ giá làm tổn hại tới các nhà đánh bắt và chế biến tôm của Hoa Kỳ. Theo đó, mức thuế suất chống trợ cấp mà Hoa Kỳ áp dụng với các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam là từ 1,15% đến 7,88% (tăng so với 5,08% sơ bộ). Mức thuế chung đối với các DN tôm khác của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là 4,52%. Đây là một quyết định không công bằng đối với ngành tôm Việt Nam.

Với quyết định của Hoa Kỳ hủy vụ kiện chống trợ giá tôm Việt Nam, từ nay, con tôm Việt Nam sẽ rộng đường vào Hoa Kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm 2013 đạt trên 2 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ tăng gần 146%, và dự báo thời gian tới sẽ còn tăng mạnh. Với đà tăng này, Hoa Kỳ đang vượt qua Nhật Bản, trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ tôm Việt Nam.

Ngành tôm Việt Nam không được Chính phủ trợ cấp

Đại diện cho các DN chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam, VASEP đã kịch liệt phản đối quyết định vô lý này của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. VASEP đã thông tin về vụ kiện cho các DN ngành tôm, đề nghị các DN tập hợp số liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh cho phía Chính phủ Mỹ thấy rằng, họ không hề được hưởng các khoản trợ cấp từ phía Chính phủ Việt Nam.

Đối với vụ kiện chống trợ cấp, vai trò của Chính phủ, cơ quan chính quyền rất quan trọng bởi sẽ quyết định sự thành công hay thất bại. Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 22/8/2013, trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định cuối cùng áp mức thuế chống trợ cấp lên các DN sản xuất, xuất khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định: “Từ nhiều năm qua, ngành tôm Việt Nam đã hoạt động theo cơ chế thị trường và hoàn toàn không được Chính phủ trợ cấp”.

Ngày 20/9/2013, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã họp và bỏ phiếu phủ quyết quyết định vô lý này của DOC. ITC đã họp và đi đến quyết định, ngành công nghiệp tôm của Mỹ không hề bị ảnh hưởng gì về vật chất và cũng không hề bị đe dọa ảnh hưởng về vật chất từ việc nhập khẩu tôm đông lạnh từ Việt Nam và 4 quốc gia khác (Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, và Malaysia).

Như vậy, theo kết quả bỏ phiếu thông qua của ITC, quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam và 4 nước khác của Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra ngày 12/8/2013 đã bị phủ quyết và hoàn toàn không có giá trị pháp lý để tiến hành thực thi.

Với kết quả trên, Bộ Thương mại Mỹ sẽ không ra quyết định áp thuế chống trợ cấp lên sản phẩm nhập khẩu từ các nước Việt Nam, Trung Quốc, Ecuado, Ấn Độ và Malaysia.

Với phán quyết của ITC, tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ không phải chịu thuế chống trợ cấp nói trên. Bởi theo ITC, các DN Hoa Kỳ không bị thiệt hại về vật chất hoặc bị đe dọa thiệt hại về vật chất, vụ kiện này đã được chấm dứt hoàn toàn và toàn bộ các khoản tiền ký quỹ đã thu hoặc dự định sẽ phải thu của DN xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ được hoàn trả hoặc bãi bỏ. Phán quyết được ban hành ngày 1/10/2013.

Như vậy, tiếp theo kết quả thắng lợi của quyết định cuối cùng về vụ kiện chống bán phá giá tôm từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, quyết định ngày 20/9/2013 của ITC lại là một thắng lợi lớn nữa của Việt Nam. Các DN xuất khẩu tôm Việt Nam đã thoát khỏi vụ kiện chống trợ cấp bất công và vô lý của phía Hoa Kỳ.

Kết quả này một lần nữa khẳng định, các DN xuất khẩu tôm Việt Nam đã, đang và sẽ hoạt động theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, không nhận được bất cứ sự trợ giá nào từ phía Chính phủ. Do đó, đương nhiên DN tôm và sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải được đối xử khách quan, công bằng, phù hợp với tinh thần thương mại tự do, bình đẳng cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ hiện có 48 nhà sản xuất tôm. Năm 2012, Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 1,9 tỷ USD từ các nước bị đơn trong vụ kiện chống trợ cấp trên, từ các nước khác là 2,4 tỷ USD. Những nước xuất khẩu tôm nhiều nhất vào Mỹ là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Ecuado, Malaysia, Trung Quốc, Mexico.

Kỳ 3: Bài học từ những vụ kiện

Báo Công Thương, 16/10/2013
Đăng ngày 17/10/2013
Lê Kim Liên
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:36 29/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:36 29/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:36 29/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:36 29/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:36 29/09/2024
Some text some message..