Giới khoa học kêu gọi tiết kiệm nước cho nông dân sông Mekong

“Hãy tiết kiệm nước nông nghiệp cho nông dân sông Mekong” là chủ đề và cũng là khuyến cáo của các nhà khoa học nêu ra tại cuộc hội thảo quốc tế ngày 16/3, do trường Đại học Cần Thơ và Học viện Hoàng gia Campuchia phối hợp tổ chức tại thủ đô Phnom Penh.

Một góc sông Mekong
Một góc sông Mekong

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh giới chuyên gia đang có nhiều lo ngại về những biến đổi bất thường của nguồn nước sông Mekong, gây ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và kế sinh nhai của hàng triệu người dân hạ nguồn sông Mekong, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Cần Thơ (Việt Nam), Học viện Hoàng gia Campuchia, Đại học Nông nghiệp Hoàng gia (Campuchia), Viện Kỹ thuật châu Á (AIT, Thái Lan), Đại học Hironori Arai-Chiba (Nhật Bản), Trung tâm Nông nghiệp Đại học bang Louisiana (Mỹ) và một số nhà khoa học khác đến từ Đức, Đan Mạch.

Tại hội thảo, các nhà khoa học khẳng định khu vực châu thổ sông Mekong đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho các quốc gia tiểu vùng sông Mekong và thế giới. Nguồn nước sông Mekong đóng vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đối với nền nông nghiệp của khu vực này.

Tại Việt Nam, vùng châu thổ sông Mekong cung cấp hơn 50% lượng gạo và lương thực, 65% tổng sản phẩm cá và hơn 70% sản lượng hoa quả phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, nhiều năm nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự tác động của các quốc gia phía thượng nguồn như việc xây dựng các đập thủy điện, đã khiến hạ nguồn sông Mekong cạn kiệt, ô nhiễm, nguồn thủy sản suy giảm, đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu người dân.

Vùng châu thổ sông Mekong ở Việt Nam là một trong 3 vùng châu thổ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới. Việc thiếu nước ngọt đã gây xâm nhập mặn ở các vùng ven biển Thái Lan, Việt Nam và Campuchia, làm giảm lượng nước hồ Tonle Sap ở Campuchia, gây ra sự xáo trộn lớn trong môi trường sinh thái của thủy sản và ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của cả Campuchia và Việt Nam.

Tiến sỹ Nouth Sambath của Học viện Hoàng gia Campuchia nhấn mạnh trong bối cảnh nguồn nước ngày càng trở nên quan trọng, cần có giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn nước trong nông nghiệp, cũng như duy trì sự phát triển bền vững.

Đồng quan điểm trên, tiến sỹ Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng về nguồn nước sông Mekong, cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, cần có tiếng nói kêu gọi tiết kiệm nước cho nông nghiệp, phục vụ nhu cầu gia tăng từ công nghiệp và đô thị, cũng như bảo đảm tính bền vững của môi trường.

Để đối phó với các thách thức nêu trên, các nhà khoa học kêu gọi chính phủ các nước trong khu vực cần thực hiện một số giải pháp như: hoạch định các chính sách về bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước, đặc biệt là duy trì mực nước và dòng chảy của sông Mekong; nâng cao nhận thức về tiết kiệm nước của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng người dân địa phương các nước tiểu vùng sông Mekong.

Các nhà khoa học kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ việc nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ nông nghiệp hiện đại giảm thiểu việc sử dụng nước; mở rộng không gian xanh ở các thành phố; phát triển hệ thống kênh, mương, hồ chứa nước ngọt, bảo vệ dòng nước và khôi phục các bờ sông; có chính sách thu hút đầu tư rõ ràng trong việc phát triển hệ thống thủy lợi ở nông thôn với sự tham gia của lĩnh vực tư nhân...

Thông qua hội thảo, trường Đại học Cần Thơ và Học viện Hoàng gia Campuchia thống nhất thời gian tới sẽ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các cuộc nghiên cứu, hội thảo, chia sẻ thông tin, hỗ trợ đào tạo nhân lực... nhằm chủ động đối phó với các thách thức trên.

VietNam+
Đăng ngày 16/03/2017
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 17:34 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 17:34 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 17:34 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 17:34 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 17:34 21/09/2024
Some text some message..