Giống ốc nhảy từ nguồn sản xuất nhân tạo

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus, 1758) tại Khánh Hòa”. Đề tài góp phần chủ động cung cấp con giống cho người nuôi và phát triển nuôi thương phẩm ốc nhảy tại địa phương.

Ốc nhảy.
Khánh Hòa xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy.

Hoàn thiện quy trình

Theo Thạc sĩ Vũ Trọng Đại - Trường Đại học Nha Trang, chủ nhiệm đề tài, hiện nay, ốc nhảy thương phẩm đang được thị trường ưa chuộng nên ngư dân khai thác quá nhiều dẫn đến loài ốc này có nguy cơ cạn kiệt. Nhằm hình thành và phát triển nghề nuôi ốc nhảy ở nước ta phát triển bền vững, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy. Tuy nhiên, các quy trình vẫn còn tồn tại những hạn chế, các chỉ tiêu kỹ thuật chưa ổn định, kết quả sản xuất mang nặng tính thời vụ... nên vẫn chưa được áp dụng và nhân rộng vào thực tiễn sản xuất. Do đó, nguồn giống ốc nhảy vẫn phụ thuộc vào đánh bắt tự nhiên của ngư dân, ngày càng khan hiếm, không đủ cung cấp cho người nuôi thương phẩm.


Phân loại ốc nhảy bố mẹ.

Từ năm 2017, kế thừa những kết quả tối ưu của các công trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus, 1758) tại Khánh Hòa”. Sau 2 năm nghiên cứu, đề tài đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy phù hợp với điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa, với các chỉ tiêu như: Tỷ lệ thành thục sinh dục của ốc nhảy bố mẹ khoảng 85%; tỷ lệ thụ tinh 97%; tỷ lệ nở trên 93%; tỷ lệ sống tới giai đoạn ấu trùng veliger khoảng 70%; tỷ lệ sống tới giai đoạn ốc giống cấp 1 (cỡ 2 - 3mm) trên 11%; tỷ lệ sống tới giai đoạn ốc giống cấp 2 (cỡ 8 - 12mm) từ 6 đến 7%...

Từ quy trình trên, sau 3 đợt thực nghiệm sản xuất, đề tài đã thu được 640.000 con giống ốc cấp 1 với kích cỡ 2 - 3mm và 63.203 con giống ốc cấp 2 cỡ 8 - 12mm với tỷ lệ sống ổn định. Hiện nay, ốc nhảy giống đã được đề tài bàn giao cho Trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư của huyện Cam Lâm chuyển giao cho người dân thử nghiệm ương và nuôi thương phẩm trong ao đất và nuôi lồng ngoài biển. Theo đó, đối với hình thức nuôi trong ao đất, ốc nhảy được người dân thả nuôi ghép với ao nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích ao khoảng 3.000m2.

Đối với nuôi thương phẩm ngoài biển, ốc được nuôi trong các lồng khung sắt, đáy lồng có bỏ lớp cát mịn cho ốc bò và vùi mình; lồng nuôi được treo trên các bè nuôi cá, cách mặt nước 1,2m. Sau 3 đợt ương nuôi thương phẩm, tỷ lệ sống của ốc đạt từ 45,6 đến 61,5%.

Chuyển giao công nghệ

Sau khi hoàn thiện quy trình, đề tài đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy cho 3 trang trại sản xuất giống động vật thân mềm tại xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang. Hiện nay, các hộ đã tự sản xuất được giống cấp 2 với tổng số ốc giống thu được là 22.000 con, kích cỡ từ 8 đến 13mm. Ông Lê Quang Tú - thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, một trong những hộ nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống ốc nhảy từ đề tài cho biết: “Tôi đã nắm vững quy trình kỹ thuật sản xuất giống ốc nhảy. Vừa qua, trại giống của tôi đã tự sản xuất được 8.000 con ốc giống với kích cỡ từ 8 đến 12mm, ốc phát triển rất tốt. Việc chủ động sản xuất được con giống là một bước tiến mới, tôi rất mừng. Tuy nhiên, các thông tin về kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhảy còn ít, chưa được nghiên cứu tập huấn cho người dân, do đó tôi đang e ngại về đầu ra của ốc giống khi áp dụng quy trình để mở rộng sản xuất”.

Ngoài ra, từ kết quả của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy và đã tập huấn quy trình kỹ thuật cho 40 người dân làm việc trong lĩnh vực sản xuất giống hải sản tại địa phương theo phương pháp hội thảo đầu bờ, mô hình trình diễn. “Thành công nhất của đề tài là chủ động tạo được đàn ốc bố mẹ có tỷ lệ thành thục cao, quanh năm sau thời gian nuôi vỗ. Đó chính là yếu tố quyết định đến việc nâng cao tỷ lệ sống của ốc giống và ổn định quanh năm”, ông Đại nói.

Ông Huỳnh Kỳ Hạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng cho biết: “Qua kiểm tra mô hình thử nghiệm ương và nuôi thương phẩm ốc nhảy, kết quả bước đầu cho thấy, con giống ốc nhảy từ nguồn sản xuất nhân tạo sinh trưởng và phát triển tốt khi nuôi thương phẩm trong ao đất và lồng trên biển, hoàn toàn phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên của Khánh Hòa. Đề tài bổ sung thêm những tư liệu, hiểu biết về một đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, góp phần chủ động cung cấp con giống cho người nuôi, tiến tới hình thành và phát triển nghề nuôi thương phẩm ốc nhảy tại địa phương”.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 22/11/2019
Khánh Hòa
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 10:09 19/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 19/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 10:09 19/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 10:09 19/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 10:09 19/09/2024
Some text some message..