Gỡ khó cho người nuôi tôm

Chiều 28-7, ông Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp xem xét miễn, giảm lãi vay cho người nuôi tôm bị thiệt hại trên địa bàn thị xã Ninh Hòa.

buoi hop
Quang cảnh cuộc họp

10 năm không thể thu dứt điểm nợ gốc và lãi

Hiện nay, Ninh Hòa còn 207 hộ vay vốn của Agribank nuôi tôm từ giai đoạn 2001 - 2006 vẫn chưa trả dứt điểm nợ cho ngân hàng (NH). Tính đến ngày 31-5, tổng nợ gốc còn hơn 6,4 tỷ đồng và tổng nợ lãi lên tới hơn 20,9 tỷ đồng.

Trong đó, xã Ninh Lộc là địa phương có số hộ nuôi tôm còn nợ NH nhiều nhất với 92 hộ vay; số nợ gốc còn hơn 4,2 tỷ đồng và nợ lãi còn hơn 12,6 tỷ đồng. Chỉ riêng thôn Tam Ích của xã Ninh Lộc đã có 68 hộ vay còn nợ NH. Ngày 27-7, chúng tôi khảo sát tại một số hộ vay cho thấy các hộ khó khăn trong việc trả nợ. Năm 2002, hộ bà Nguyễn Thị Lư (76 tuổi, thôn Tam Ích) vay Agribank Chi nhánh Ninh Hòa tổng cộng 50 triệu đồng, khoản vay đến hạn năm 2004, tài sản thế chấp là nhà ở và đất đìa. Đến nay, nhà bà trả được 13,2 triệu đồng gốc và trả lãi 6 triệu đồng; hiện nợ gốc còn 36,8 triệu đồng và tiền lãi sau 14 năm lên tới 110,6 triệu đồng. Bà Lư đã già yếu, chồng chết, giao đìa lại cho các con nuôi tôm trả nợ nhưng lại liên tục thua lỗ.

Cùng thôn Tam Ích, hộ ông Nguyễn Văn Giỏi vay 70 triệu đồng năm 2001, khoản vay đến hạn năm 2004. Gia đình mới trả được 10 triệu đồng nợ gốc và 8,1 triệu đồng tiền lãi. Hiện nay, nợ gốc còn 60 triệu đồng và nợ lãi đến hơn 144 triệu đồng. Khi vay, ông Giỏi thế chấp nhà ở và đất đìa. Ông Giỏi bị tai biến, đi lại khó khăn, đìa tôm liên tục thua lỗ nên chưa trả nợ được. Ông Giỏi bảo sẽ bán đìa để trả nợ cho NH.

Năm 2002, ông Nguyễn Văn Giời (thôn Tam Ích) vay 40 triệu đồng để nuôi tôm. Đến nay, gia đình ông mới thanh toán được 100.000 đồng nợ gốc và 1,8 triệu đồng tiền lãi; nợ gốc phải trả còn 39,9 triệu đồng và tổng nợ lãi 87 triệu đồng. Gia đình ông Giời chỉ trông vào thu nhập của ông từ làm thuê và nuôi tôm quảng canh. Không những thế, cha ông Giời là ông Nguyễn Tư cũng vay NH. Ông Tư đã chết để lại khoản nợ gốc 70 triệu đồng chưa trả đồng nào và tiền lãi 160 triệu đồng.

Hàng tháng, ông Vũ Anh Hưởng - cán bộ tín dụng của Agribank Chi nhánh Ninh Hòa phụ trách địa bàn Ninh Lộc đều tới từng hộ vay để thu nợ nhưng số tiền thu được không đáng bao nhiêu. Những năm qua, Agribank Chi nhánh Ninh Hòa đã tích cực áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ như: mời khách hàng làm việc để đôn đốc thu hồi nợ theo cam kết, niêm phong tài sản, khởi kiện ra tòa… nhưng do tài sản đìa tôm trước đây định giá khá cao so với thị trường hiện nay, đồng thời, lại nằm ở những vị trí không thuận lợi nên việc phát mãi tài sản thi hành án khó khăn. Hơn 10 năm qua, Agribank Chi nhánh Ninh Hòa vẫn không thể thu dứt điểm nợ gốc và lãi đối với hộ vay nuôi tôm trên địa bàn.

Xem xét giảm lãi cho người vay

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Agribank Chi nhánh Khánh Hòa đã chỉ đạo Agribank Chi nhánh Ninh Hòa tiến hành rà soát, thống kê toàn bộ các khoản vay nuôi tôm bị thiệt hại tại các xã, phường còn dư nợ; phối hợp với các cấp hội, lãnh đạo UBND xã, phường có liên quan để làm việc với từng hộ vay, xác định cụ thể thực trạng từng khách hàng vay, từng khoản nợ, tài sản thế chấp, nguồn thu nhập, hoàn cảnh gia đình hiện nay, khả năng trả nợ, những khó khăn vướng mắc trong quá trình xử lý nợ… Qua đó, nhận thấy phần lớn các hộ vay nuôi tôm rất khó khăn trong việc trả nợ.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Huy - Giám đốc Agribank Chi nhánh Khánh Hòa cho biết, trong số 207 hộ vay, có 181 hộ vay có đảm bảo bằng tài sản; 26 hộ vay tín chấp. Trong 181 hộ vay có tài sản đảm bảo, NH mới chỉ khởi kiện và đang đề nghị thi hành án 8 trường hợp, còn 173 hộ vay NH chỉ mới đôn đốc thu hồi nợ, thông báo kê biên và niêm phong tài sản. Tuy nhiên, việc bán tài sản để thu hồi nợ rất khó khăn do đìa nuôi tôm trước đây có giá trị cao hơn nhiều so với giá thị trường hiện nay và thực tế đã phát mãi nhưng không có người mua, còn nhà ở vùng nông thôn, hẻo lánh nên cũng rất khó chuyển nhượng. Thực tế, hầu hết hộ vay không còn làm đìa nữa mà đi làm thuê kiếm sống, hoàn cảnh rất khó khăn. Một số hộ vay già yếu, bệnh tật; một số hộ vay cả vợ chồng đều đã chết, một số đã đi khỏi địa phương.

Lãnh đạo UBND xã Ninh Lộc và Ninh Phú đề nghị NH chỉ thu tiền gốc và tiền lãi trong hạn; NH sẽ thu góp hàng tháng và xã sẽ vận động người dân cố gắng trả nợ. Ông Nguyễn Vĩnh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa cũng đề nghị NH chỉ thu tiền gốc và tiền lãi trong hạn, không tính lãi quá hạn cho bà con. UBND thị xã sẽ phối hợp và chỉ đạo các xã, phường phối hợp thực hiện các thủ tục theo yêu cầu. 

Chia sẻ với rủi ro của NH khi cho vay nuôi tôm, ông Trần Sơn Hải đề nghị NH xóa phần nợ lãi quá hạn cho bà con bởi hầu hết các hộ nuôi tôm hiện nay đã ngừng sản xuất, cuộc sống khó khăn. UBND thị xã Ninh Hòa chỉ đạo UBND 12 xã, phường phối hợp với NH xác minh hoàn cảnh từng hộ vay; lập bản cam kết các hộ vay lộ trình trả nợ gốc và lãi cho NH với thời gian tối đa 2 năm, thực hiện đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu của NH; vận động bà con trả nợ gốc và lãi cho NH. Đồng chí đề nghị căn cứ tình hình trả nợ gốc và lãi của từng hộ vay, Agribank Chi nhánh Khánh Hòa có chính sách hỗ trợ giảm một phần lãi cho các hộ vay trả nợ tốt.

Ông Nguyễn Xuân Huy - Giám đốc Agribank Chi nhánh Khánh Hòa: NH sẽ xóa khoản lãi quá hạn hơn 6,3 tỷ đồng cho bà con. Các hộ vay phải cam kết trả nợ gốc và lãi cho NH. NH sẽ xem xét đối với từng trường hợp cụ thể, những trường hợp có thiện chí trả nợ, NH sẽ có phương án giảm thêm lãi cho hộ vay.

______________________________________


Số lượng cụ thể khách hàng vay nuôi tôm bị thiệt hại còn nợ Agribank: Ninh Lộc: 92, Ninh Hà: 50, Ninh Giang: 25, Ninh Thọ: 17, Ninh Hiệp: 5, Ninh Hải: 5, Ninh Phú: 5, Ninh Phước: 3, Ninh Thủy: 2, Ninh Diêm: 1, Ninh Đa: 1, Ninh Ích: 1. 

Tổng số tiền vay hơn 11,2 tỷ đồng, khách hàng đã trả tiền gốc gần 4,8 tỷ đồng và tiền lãi hơn 1,3 tỷ đồng. Đến ngày 31-5, số tiền còn nợ hơn 27,3 tỷ đồng, trong đó, tiền gốc hơn 6,4 tỷ đồng, tiền lãi trong hạn hơn 14,5 tỷ đồng, lãi quá hạn hơn 6,3 tỷ đồng.

Báo Khánh Hòa, 28/07/2016
Đăng ngày 30/07/2016
N.D
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 19:23 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:23 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 19:23 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 19:23 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 19:23 20/09/2024
Some text some message..