Gồng mình chống nóng cho tôm nuôi

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, môi trường ao nuôi biến động theo ngày và đêm… tất cả sự phát triển của vật nuôi trong vuông tôm đều bị ảnh hưởng. Các hiện tượng có thể xảy ra như: thiếu ôxy vào sáng sớm, sức đề kháng tôm yếu tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công…; đó là những gì mà nông dân nuôi tôm tại Cà Mau đang lo lắng và tìm nhiều giải pháp để bảo vệ tôm nuôi.

Gồng mình chống nóng nuôi tôm
Người dân ấp 1, xã Tân Lộc Bắc hợp sức bơm nước vào vuông tôm

Khênh từng gào đất dưới kênh quăng lên bờ vuông giữa cái nắng gần 360C, mồ hôi thấm đẫm trên gương mặt, áo, anh Phạm Văn Trong, ấp 11, xã Thới Bình, huyện Thới Bình mong muốn đợt cải tạo vuông tôm với diện tích 1,1 ha không mong muốn này sẽ cứu vãn vụ nuôi sắp tới khi vụ này tôm đã chết, trắng tay hơn 1 tháng thả nuôi.

Anh Trong cho biết: “Gia đình chuẩn bị, cải tạo ngay từ đầu vụ, nhưng thời tiết nắng quá, độ mặn trong vuông cao, môi trường nước chuyển màu xấu nên tôm được hơn một tháng thả nuôi đã bị chết như thế này. Gia đình chỉ biết trông chờ vào vụ nuôi tới chứ không còn cách nào khác”.

Ông Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Cà Mau cho biết: “Tôm bị chết như trên có thể do nhiều nguyên nhân như: quá trình cải tạo, phơi đầm quá lâu, không bón vôi đúng liều lượng; cấp nước không đủ sâu khi nắng nóng làm môi trường biến động, đặc biệt là pH, độ mặn, độ kiềm… biến động lớn. Theo đó, với những cơn mưa trái mùa đã làm nước đổi màu, xuất hiện hiện tượng thiếu ôxy, tôm nổi đầu và chết”.

Còn tại ấp 1, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình vào khoảng 8 giờ sáng, tiếng máy dầu chạy bơm tát nước nổ đều dọc 2 bên tuyến kênh, còn trên mặt trảng nuôi tôm thì mênh mông nước. Ông Lê Minh Luân cho biết: “Nắng dữ thiệt, kiểu này mức nước trong vuông thấp nước sẽ nóng, tôm làm sao sống nổi? Anh em thấy vậy quyết tâm hợp sức cùng bơm nước, trung bình mỗi tuần phải tốn 3 - 4 lít dầu bơm nước cứu tôm, để tôm phát triển tốt, mang lại hiệu quả cho vụ nuôi”.


Trữ nước phục vụ nuôi tôm

Theo đó, hệ sinh thái có trong vuông nuôi như các loại rong, lăng tượng, cỏ nước mặn hay các loại cây cỏ trên bờ vuông nuôi tôm được người dân quan tâm thực hiện để đối phó với cái nắng hiện nay.

Để bảo vệ tôm nuôi, nhất là kinh nghiệm qua nhiều năm đối phó với thời tiết nắng nóng; ông Trương Minh Hiếu, ấp Tân Thành, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi cho biết: “Mỗi năm đều phải sên vét mùn bã dưới kênh mương, phơi đầm bón vôi đúng quy trình kỹ thuật của cán bộ khuyến ngư hướng dẫn, nên từ đó đến nay tôm không bị nổi đầu vào sáng sớm hay chết trong lú”. Từ việc ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu tốt nên từ đầu năm đến nay ông Hiếu thu hoạch từ vụ tôm chính vụ gần 100 triệu đồng.

Ông Mã Huy khuyến cáo: “Bằng nhiều cách người nuôi tôm nên giữ mực nước trên trảng cao ít nhất 0,5 m trở lên, mương 1 m trở lên. Nên bón vôi đá xung quanh bờ vuông nuôi để tránh rửa trôi phèn do các cơn mưa trái mùa gây ra. Và khi quan sát thấy mực nước dưới mức quy cần phải cấp nước nhưng phải qua ao lắng, sau đó cấp vào ao nuôi. Và đặc biệt thường xuyên kiểm tra yếu tố môi trường đặc biệt là pH, độ mặn”.

Theo đó, để chống lại nắng nóng như hiện nay thì người dân đã tham gia vào các tổ sản xuất, đặc biệt là hình thức liên kết cộng đồng để cùng bơm giữ nước, hạn chế thấp nhất chi phí sản xuất, cùng nhau giữ nước giúp tôm nuôi phát triển thuận lợi.

Theo ghi nhận của ngành chuyên môn, do nắng nóng, khu vực nội đồng như các huyện Cái Nước, Thới Bình, Trần Văn Thời… có thủy triều đứng nên độ mặn hiện nay trong các vuông tôi tăng cao trên dưới 30‰, cùng với những cơn mưa trái mùa đang diễn ra sẽ làm cho môi trường ao nuôi bất lợi, tôm chết bị đốm trắng, đỏ thân…

TSVN
Đăng ngày 06/05/2019
Hoàng Diệu
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:36 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:36 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:36 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:36 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:36 21/09/2024
Some text some message..