Hải Phòng: Người nuôi cá "gánh" hàng chục tỷ đồng sau dịch Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến sức mua giảm sút mạnh, đồng thời bị rớt giá, người nuôi cá ở huyện Thủy Nguyên, Tp.Hải Phòng đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Ao nuôi cá
Giá cá giảm mạnh, sức tiêu thụ giảm khiến người nuôi cá lao đao.

Trải lòng của hộ nuôi cá mùa dịch

Xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên được coi là vùng nuôi cá nước ngọt lớn nhất Tp. Hải Phòng. Xã hiện có hàng trăm ha mặt nước được nông dân tổ chức nuôi trồng. Cá được nuôi ở vùng này là cá vược và cá trắm đen thương phẩm. 

Có mặt tại khu nuôi cá của ông Vũ Đức Dũng (trú tại thôn Mắt Rồng, xã Lập Lễ), lúc này ông Dũng vừa cho cá ăn xong. Ông Dũng cho biết, ông đến với nghề nuôi cá cách đây khoảng 5 năm, diện tích nuôi trồng là 4 ha cá vược. Sản lượng hàng năm vào khoảng 120 – 150 tấn. Cá vược là loài cá sinh trưởng tốt, sức đề kháng cao, cho giá trị kinh tế, ít bị bệnh. Bình thường, khi chưa bị ảnh hưởng của dịch, trừ tất cả chi phí cá giống, thức ăn cho cá, nhân công, điện nước… thì mỗi năm ông Dũng lãi khoảng 1 tỷ đồng.

“Khi nhập cá vược giống, cá có trọng lượng khoảng 2kg, nuôi 2 năm mới được thu hoạch cá có trọng lượng 3 – 4kg. Thức ăn cho cá vược là các loại cá nhỏ như: cá nhân, cá nục, cá ruội… Mỗi ngày tôi cho cá vược ăn từ 2 – 4 tấn thức ăn, tùy theo trọng lượng và sự tăng trưởng của cá. Trước đây, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, cá vược bán được giá, khoảng 120.000 đồng/kg. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, chỉ bán được với giá 95.000 – 100.000 đồng/kg. Khi không cầm cự được thì bắt buộc phải bán với giá thấp hơn và như vậy thì không có lãi, thậm chí lỗ nặng”, ông Dũng nói. Năm 2020, hộ gia đình ông Dũng lỗ 400 triệu đồng.

ao nuôi cá
Nhiều hộ nuôi cá ở xã Lập Lễ đang phải cầm cự chờ giá. 

Tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tấn (trú tại thôn Mắt Rồng, xã Lập Lễ), ông Tấn đang nhập thức ăn cho cá. Ông Tấn đến với nghề nuôi cá trắm đen đã 12 năm. Ông Tấn chia sẻ: “Chưa khi nào các hộ nuôi cá chúng tôi phải lao đao như hiện nay. Đầu tư nuôi cá, có kinh nghiệm thì sẽ không thể bị lỗ. Nhưng, dịch bệnh Covid-19 hoành hành, sức mua giảm sút mạnh, chúng tôi đang phải bù lỗ hàng ngày.

Tôi đầu tư nuôi 4 ao cá trắm đen, diện tích là 6 ha. Cá trắm đen từ 20 – 22 tháng là đã có thể xuất bán được rồi. Cá không bán được, có khi phải cầm chừng, kéo dài thời gian nuôi đến 35 tháng. Hiện sản lượng cá thương phẩm còn tồn đọng trong các ao là khoảng 200 tấn. Năm trước tôi lỗ 350 triệu, hiện gia đình tôi nợ ngân hàng và các khoản vay khác xấp xỉ 4 tỷ đồng. Cá chưa bán được, chưa biết trông ngóng vào đâu”.

người nuôi cá
Ông Tấn buồn bã khi cá rớt giá, lâm vào cảnh nợ nần.

Cần có cơ chế giãn nợ cho người chăn nuôi

Trao đổi với ông Đinh Văn Ba, Chủ tịch UBND xã Lập Lễ, ông Ba cho hay, hiện tổng diện tích mặt nước nuôi cá vược và cá trăm đen tại địa phương là 240 ha với 130 hộ nuôi cá, sản lượng trung bình hàng năm là 30 tấn/ha, mỗi ngày xuất bán từ 20 – 30 tấn cá.

Trong các ao nuôi cá, người dân có thể nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, do dịch Covid-19, thu nhập của người nuôi cá giảm đến 70 – 80%. 10 hộ nuôi cá thì chỉ có 3 hộ là có lãi. 1 ha nuôi cá bị giảm sút đến 900 triệu đồng do giá cá thương phẩm giảm đến 30.000 đồng/kg.

Một số hộ do không bán được cá, cá chết dẫn đến lỗ nặng như gia đình ông Đinh Khắc Ràng lỗ 3 tỷ đồng, ông Đinh Như Nếp lỗ 300 triệu đồng… “Đến kỳ trả lãi, đáo hạn ngân hàng mà cá chưa thể xuất bán, 40% số hộ phải cắn răng đi vay nóng bên ngoài để giãn nợ ngân hàng, khi nào bán được cá, đáo hạn ngân hàng xong thì mới có tiền trả những khoản vay ngoài. Cứ quay vòng như thế, người nuôi cá nợ nần càng thêm chồng chất, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác. Tính trung bình, mỗi hộ nuôi cá lỗ khoảng 500 triệu đồng.

nguyên liệu thức ăn
Nguồn nguyên liệu thức ăn cho cá 100% là nhập ngoại.

Ngoài các khoản vay thì các chi phí liên quan như điện nước, nhân công đặc biệt là thức ăn cho cá 100% nhập ngoại khiến người nuôi cá càng thêm lao đao. Cứ tình hình như thế này, không biết chúng tôi còn trụ được đến lúc nào, nhiều hộ đã không còn khả năng tái đầu tư”, ông Văn buồn bã.

Ông Văn và các hộ nuôi cá mong muốn nhà nước tính toán, tạo điều kiện để trước mắt họ tồn tại được với nghề. Mặt khác, họ bày tỏ nguyện vọng các ngân hàng có cơ chế giãn hợ, khoanh nợ khi dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài, để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Người đưa tin
Đăng ngày 14/12/2021
Đoàn Minh Sơn
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 18:36 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:36 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 18:36 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 18:36 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 18:36 22/09/2024
Some text some message..