Hậu Giang: Tự phát chuyển đổi đất lúa sang nuôi cá rô đầu vuông

Có rất nhiều diện tích đất trồng lúa ở ĐBSCL chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản trong một thời gian ngắn từ hấp lực của phong trào nuôi thủy sản. Trong khi mục tiêu chung là phải giữ cho được 3,8 triệu héc-ta đất trồng lúa và mỗi tỉnh phải giữ diện tích trồng lúa hiện hữu.

Hậu Giang: Tự phát chuyển đổi đất lúa sang nuôi cá rô đầu vuông

Ảnh: QUỐC TRUNG.

Điều này quả thật quá khó khi nông dân tự phát chuyển đổi sản xuất theo giá cả thị trường. Ở Trà Vinh, hấp lực làm giàu từ con tôm sú đã khiến nhiều nhà nông chuyển đổi diện tích đất trồng 1 vụ lúa và khai thác thủy sản tự nhiên thành ao tôm sú công nghiệp. 2 năm trước, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang có hơn 3.000 hộ dân chuyên trồng lúa mùa kết hợp với khai thác nguồn tôm bạc đất. Khoảng 80% hộ dân có cuộc sống ổn định nhờ con tôm bạc đất. Nhưng thời gian gần đây, con tôm sú đã lấn gần khắp diện tích đất 1 vụ lúa vùng này. Bà Lê Thị Kim Phượng, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Kim, cho biết: “Lãnh đạo cấp huyện, xã đang lo lắng nếu như con tôm sú không bền vững thì địa phương sẽ mất hẳn vùng đất sản xuất lúa và con tôm bạc đất trời cho”. Nếu như năm 2011, toàn xã mới có 250ha đất lúa mùa chuyển sang nuôi tôm sú, thì vụ tôm 2012 đã tăng lên 350ha và còn tiếp tục tăng nếu như con tôm sú phát triển tốt. Chính con tôm sú đã và đang làm diện tích đất trồng lúa mùa đặc sản kết hợp nuôi nhữ tôm tép tự nhiên ở các ấp Chà Và, Cà Tum A, Thôn Rôn, Giồng Lớn của xã Vinh Kim đang giảm mạnh từng ngày. Hiện, xã Vinh Kim chỉ còn khoảng 1/2 diện tích trong số 1.760ha đất trồng lúa kết hợp với nuôi nhữ tép bạc đất.

Ở Tiền Giang cũng đã có khoảng 150 hộ dân ở các xã Mỹ Thành Bắc, Thạnh Lộc, Phú Cường, Mỹ Phước Tây thuộc huyện Cai Lậy chuyển khoảng 150ha đất lúa sang ương cá tra giống. Mặc dù vùng này không thuộc khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nhưng do việc ương cá giống lãi cao nên người dân tự phát phá vỡ quy hoạch. Thực trạng này làm cho chính quyền các địa phương rất lúng túng và chưa có biện pháp xử lý, ngăn chặn. Ông Nguyễn Văn Khởi, ở ấp 3, xã Thạnh Lộc, tâm sự: “Nông dân biết việc đào ao để ương cá tra giống trong vùng trồng lúa là phá quy hoạch, nhưng trồng lúa hoài vẫn không khá được. Năm 2011, có một vài hộ làm trước thắng lớn, giá cá tra loại 60-65 con/kg liên tục tăng từ mức 50.000 đồng/kg lên đến hơn 75.000 đồng/kg. Với giá này sau khi trừ chi phí lãi gấp 5 lần/3 vụ lúa. Năm 2011, với 9.000m2 mặt nước ương cá tra giống, sau khi trừ chi phí lãi được hơn 500 triệu đồng. Dù không biết giá cá tra giống thời gian tới như thế nào, nhưng tôi sẽ tiếp tục đào thêm khoảng 3ha đất lúa để làm ao ươm cá tra giống”. Ông Nguyễn Văn Đô, ở ấp 4, xã Thạnh Lộc cũng thu về lãi ròng hơn 17 triệu đồng từ 1.000m2 mặt nước ương cá tra giống.

Nhiều mảnh đất ruộng ở xã Vĩnh Thuận Tây biến thành ao nuôi cá rô đầu vuông. Ảnh: H.THU.

Ông Phạm Công Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Lộc, cho biết: Từ năm 2010 đến nay, người dân đã chuyển từ đất lúa lên ương cá tra giống rất nhiều. Từ 5ha ban đầu thì nay tăng lên 64,43ha với 96 hộ. Việc ương cá tra còn gây ô nhiễm môi trường và mạch nước ngầm do mỗi ao cá đều khoan một giếng tầng nông và mỗi lần cải tạo ao, người dân phải vét hết phần đất bùn dưới đáy ra ngoài. Chúng tôi đã kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện Cai Lậy khuyến cáo người dân không nên sử dụng đất trồng lúa sai mục đích, nhưng hiện tại người dân tiếp tục thuê Kobe đào đất lúa để đào ao ương cá. Ông Trung cho biết thêm: “Người dân vẫn đang phớt lờ những khuyến cáo của chính quyền địa phương và dường như thách thức chúng tôi”.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh, tôm sú nuôi bị chết ở Trà Vinh đã gây thiệt hại khoảng 500 tỉ đồng. Toàn tỉnh đã có hơn 28% diện tích nuôi tôm bị thiệt hại (gần 6.000ha), số tôm chết chiếm 37% lượng giống thả nuôi.

Còn ông Trần Văn Biên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy cho rằng, rất khó cản người dân. Toàn xã chỉ có 25,3ha đất để ương cá tra. Trong đó, diện tích đất lúa chuyển sang ương cá khoảng 16ha. Thời gian gần đây, diện tích ương cá tra giống đã chựng lại, nguyên nhân do giá cá tra giảm mạnh khiến người dân không có lãi. Sau mỗi mùa thu hoạch, chủ nuôi thường vét ao bùn thải ra bên ngoài, nhưng đây là số ít, số còn lại thải về vườn, bể chứa. Theo ông Trà Văn Yên, Chủ tịch UBND xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, rất khó cấm cản bà con bởi đây là quyền lợi kinh tế của người dân. Còn vấn đề chuyển đổi từ đất lúa sang đất nuôi thủy sản do một số người mướn đất để đào ao. Ông Phan Hữu Hội, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, cho biết: Chúng tôi đã đến khảo sát các địa phương này và thấy người dân chuyển đổi đất trồng lúa sang đất khác quá nhiều. Đây là một hình thức chuyển đổi sai mục đích. Ngoài ra, người dân còn khoan giếng tầng nông rất nhiều, nếu không kịp ngăn chặn thì tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm chỉ trong thời gian ngắn.

Hiện nay, lãnh đạo huyện Cái Bè đã tổ chức rất nhiều đoàn đến tuyên truyền, động viên người dân không nên đào ao ương cá theo phong trào vì hại nhiều hơn lợi. Vay mượn chi phí đào ao thả cá tốn hàng trăm triệu đồng/ha là số tiền không hề nhỏ đối với hộ nông dân nghèo. Nuôi cá tự phát gây ô nhiễm môi trường còn dễ dẫn đến nguy cơ rủi ro, thiệt hại. Khi thất bại có muốn trở lại làm lúa cũng không được. Hiện tại, phong trào đào ao ương cá tra giống trên địa bàn huyện đã tạm lắng. Tuyệt đối không để bà con chạy theo phong trào, nhất thiết phải có biện pháp xử lý theo hướng quy hoạch vùng nào được nuôi, không được nuôi. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, đầu ra nhằm giảm rủi ro xuống mức thấp nhất, bà Trần Kim Mai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh.

Ở Hậu Giang cũng đã từng chạy đua theo con cá rô đầu vuông, nhiều mảnh đất lúa 3 vụ ăn chắc bỗng biến thành ao nuôi cá và hậu quả là khi con cá rô hết thời, nông dân phải lấp lại để trồng lúa. Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, diện tích thả nuôi cá rô đầu vuông trong tỉnh lúc đỉnh điểm đã tăng lên khoảng 250ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Vị Thủy. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, cho biết, do lợi nhuận từ con cá rô đầu vuông lúc đầu rất hấp dẫn nên nông dân trong vùng đã đổ xô nuôi. Trong đó, có rất nhiều hộ phá bỏ ruộng lúa để vét hầm, đào ao, chính quyền địa phương không ngăn cản được. Trong chuyến khảo sát về tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Vị Thủy gần đây, UBND tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu huyện Vị Thủy, cũng như các địa phương khác trong tỉnh tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình nuôi cá rô đầu vuông trong dân. Đồng thời, kết hợp với ngành nông nghiệp tỉnh nhanh chóng quy hoạch vùng chăn nuôi cá rô đầu vuông để hạn chế tình trạng người dân thả nuôi không theo quy hoạch, thiếu bền vững trong sản xuất…

Báo Hậu Giang, 11/05/2012
Đăng ngày 14/05/2012
T.PHONG - H.THU
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 03:28 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:28 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 03:28 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 03:28 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:28 23/09/2024
Some text some message..