Hiệu quả quá trình sản xuất ốc bươu đen giống

Phương pháp nuôi ốc bươu đen giống đang được đánh giá cao về sự đơn giản và dễ thực hiện. Cách chăm sóc chúng không quá phức tạp, điều này giúp nông dân dễ dàng áp dụng kỹ thuật nuôi này trong quá trình sản xuất. Việc nuôi ốc bươu đen không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn là một hướng phát triển mới trong nền nông nghiệp.

Ốc bươu đen giống
Ốc bươu đen giống. Ảnh: ocbuougiong

Vậy quá trình sản xuất ốc bươu đen giống như thế nào mới mang lại hiệu quả kinh tế cao? Kỹ thuật nuôi như thế nào mới giúp ốc sinh trưởng và phát triển mạnh? Bà con hãy đọc ngay bài viết dưới đây để khám phá câu trả lời nhé! 

Tại sao nuôi ốc bươu đen giống mang hiệu quả kinh tế cao? 

Ốc bươu đen, còn được biết đến dưới cái tên thông tục là ốc nhồi, là một loài đã trở nên quen thuộc với cộng đồng dân cư. Trước đây, chúng thường xuất hiện tự nhiên trong các khu vực ao hồ nước ngọt và đồng ruộng. Tuy nhiên, do quá trình khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng từ các loại thuốc bảo vệ thực vật, nên lượng ốc bươu đen trong môi trường tự nhiên đã giảm đi đáng kể. Thay vào đó, các mô hình nuôi và sinh sản nhân tạo ốc bươu đen ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao kinh tế cao. 

Với kỹ thuật nuôi đơn giản, chi phí đầu tư thấp, và yêu cầu ít thời gian chăm sóc, mô hình nuôi ốc bươu đen đã trở thành một lựa chọn hấp dẫn. Thêm vào đó, ốc bươu đen thường xuất hiện tại các nhà hàng bình dân đến cao cấp, do thịt thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Điều này tạo ra cơ hội kinh doanh với thị trường rộng lớn, làm tăng thu nhập cho bà con tham gia sản xuất ốc bươu đen thương phẩm. 

Hướng dẫn chuẩn bị ao nuôi ốc bươu đen 

Quá trình nuôi ốc bươu đen có thể thực hiện hiệu quả trong nhiều môi trường khác nhau như ao đất, ao lót bạt, nuôi bể,.... Điều kiện quan trọng là nguồn nước ngọt phải sạch, không chứa các tác nhân ảnh hưởng như thuốc BVTV hay chất thải công nghiệp.  

Trước khi thả ốc vào ao nuôi, cần thực hiện nạo vét và vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các động vật có thể gây hại như cá chép, cá lóc. Bề mặt ao cần được rải vôi bột với liều lượng phù hợp để trung hòa pH  6,5-8,0). Việc phát quang bờ ao, làm sạch cỏ rác để tránh chuột  làm tổ quanh ao. Ngoài ra cần trồng bông súng, rau muống, rong hoặc thả bèo để cung cấp thức ăn tự nhiên và tạo nơi ẩn nấp cho ốc. 

Ốc bươu đen giốngQuá trình nuôi ốc bươu đen có thể thực hiện hiệu quả trong nhiều môi trường khác nhau như ao đất, ao lót bạt, nuôi bể,.... Ảnh: danviet.vn

Mức nước trong ao nên duy trì ở mức từ 0,5-1,5m để phù hợp với đặc tính phân bố tập ở một khu nhất định của ốc. Thêm vào đó, cần tạo địa hình nông sâu khác nhau trong ao để đa dạng môi trường sống và tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và chăm sóc ốc.  

Nhiệt độ nước nên được duy trì từ 22-30 độ C để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt của ốc. Trong mùa đông, cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ, và việc trồng cây bèo tây trong ao có thể giúp giữ ấm và hạn chế ốc chết. Vào mùa hè để tránh tác động tiêu cực của thời tiết nóng, việc che lưới lan để giảm ánh nắng cũng là biện pháp cần thiết để bảo vệ ốc. 

Hướng dẫn chọn và thả giống ốc bươu đen 

Chọn giống 

Lựa chọn giống là một bước quan trọng nhằm đảm bảo ốc phát triển và sinh trưởng mạnh mẽ. Chọn ốc bươu đen giống yêu cầu những con khỏe mạnh và chất lượng cao. Vỏ của ốc giống không bị sứt mẻ, phần đỉnh vỏ có màu sắc tươi sáng. Kích thước lý tưởng khoảng 0,4-0,6g/con (ứng với ốc 2 tuần tuổi, tương đương hạt đậu xanh). 

Trong quá trình vận chuyển ốc giống, nên sử dụng phương pháp giữ ẩm và tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài, đảm bảo ốc giống không bị bít kín. 

Thả giống 

Sau khi con giống được vận chuyển về, nên để 5-10 phút cho ốc giống ổn định và làm quen với môi trường mới. Sau đó, sử dụng một vật thể như lá chuối hoặc nắp xốp để làm giá thể thả giống. Bà con có thể đặt lá chuối hoặc nắp xốp trên bề mặt của ao hồ hoặc bể, sau đó nhẹ nhàng thả đều ốc lên trên đó (lưu ý không để giá thể bị chìm). Ngoài ra, cần chọn thời điểm thời tiết mát hoặc cần có sự che mát trước khi thả giống. 

Mật độ thả giống trung bình là từ 80-100 con/m2. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, mật độ này có thể được tăng lên đến 200-300 con/m2. Thời vụ thả giống thích hợp từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Chu kỳ nuôi trung bình kéo dài khoảng 5-6 tháng, và việc thu hoạch thường được thực hiện trước mùa đông để đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Quản lý chăm sóc ốc bươu đen giống 

Cách cho ăn và thức ăn của ốc bươu đen 

Thức ăn của ốc bươu đen là các thực vật thủy sinh như cây bèo, rau muống, các loại rong, và rêu bám ở nền đá hoặc các giá thể bám khác. Bên cạnh đó, ốc cũng ưa thích một số loại thực vật trên cạn như lá sắn mì, rau lan, rau ngót, bí đao, và nhiều loại khác. 

Để bổ sung dinh dưỡng, có thể cung cấp thêm các loại thức ăn như bột cám gạo, bột đậu nành, bột ngô, bột cá, và thức ăn công nghiệp viên nổi.  

Nên thức ăn cho ốc vào lúc sáng sớm (5 - 8 giờ sáng) và chiều tối (18 - 22 giờ tối), tới sáng thức ăn vừa hết là tốt nhất. Lượng thức ăn cung cấp trong một ngày nên chiếm khoảng 5-7% trọng lượng ốc trong ao. Nếu ao nuôi có nhiều thức ăn tự nhiên, có thể giảm lượng thức ăn nhân tạo cho ốc. 

Ốc bươu đenThời kỳ nuôi thường kéo dài từ 4-6 tháng

Quản lý môi trường ao nuôi ốc 

Thường xuyên kiểm tra pH của nước duy trì trong khoảng 6.5-8.0. Trong thời tiết mưa, cần bổ sung vôi vào ao nuôi với liều lượng từ 3-5kg/100m2 để ổn định pH. 

Trong quá trình nuôi, nếu nhận thấy ốc leo lên thành bể hoặc treo lơ lửng trên cây thủy sinh, đều là dấu hiệu cần kiểm tra nguồn nước. Nguyên nhân có thể là do nguồn nước giảm pH do mưa, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ốc ăn phải thức ăn có độc tố hoặc tác động của các hóa chất khác nhau. Trong trường hợp này cần thay đổi 80% lượng nước. 

Định kỳ sử dụng vôi và các chế phẩm vi sinh để duy trì sự sạch sẽ trong môi trường nước. Đối với việc nuôi trong bể hoặc giai, nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp nước mưa với ốc để giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bảo vệ sức khỏe và phát triển của ốc. 

Quá trình thu hoạch ốc bươu đen giống hiệu quả 

Thời kỳ nuôi thường kéo dài từ 4-6 tháng, khi ốc trong ao đạt trọng lượng khoảng 25-30 con/kg là có thể thu hoạch để bán ra thị trường. Bà con có thể áp dụng hình thức thu hoạch "tỉa dần", tức là bắt những con lớn đạt trọng lượng trước, từ đó để lại những con nhỏ để tiếp tục nuôi lớn hơn. Phương pháp này giúp tối ưu hóa quá trình phát triển của ốc và giảm lượng thức ăn không cần thiết. 

Khi thực hiện thu hoạch, việc tiến hành vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát là lựa chọn tốt. Lúc này, ốc thường nổi lên để tìm kiếm thức ăn, giúp quá trình bắt trở nên dễ dàng. Đồng thời, nếu bà con muốn duy trì một lượng bố mẹ nhất định để nuôi ốc sinh sản cho vụ sau, họ có thể tận dụng cơ hội này để thực hiện. 

Đăng ngày 12/03/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 07:08 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 07:08 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 07:08 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 07:08 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 07:08 21/09/2024
Some text some message..