Hơn 15 tấn tôm chưa được bán khiến người nuôi như "ngồi trên lửa"

Khoảng 15 tấn tôm của các hộ nông dân thuộc HTX Nuôi trồng thủy sản Hạ Voọc, xã Hộ Độ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã đến kỳ thu hoạch nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 không tiêu thụ được, khiến người dân rất lo lắng.

Tôm thẻ chân trắng.
Do thời tiết khá bất lợi nên tôm năm nay kích cỡ lớn nhất chỉ đạt 80-90 con/kg, loại thường 120-130 con/kg.

Canh tác trên diện tích 2 ha mặt nước với 5 hồ nuôi tôm, vụ này, ông Nguyễn Văn Tranh ở thôn Tân Quý (xã Hộ Độ) thả hơn 40 vạn con tôm giống. Nhờ dày công chăm sóc nên thời điểm này, số tôm nói trên đã đạt tiêu chuẩn xuất bán.

Tuy nhiên, gần 2 tuần nay, số lượng khách thu mua giảm hẳn khiến vợ chồng ông Tranh như “ngồi trên lửa”.


Trang trại nuôi tôm rộng 2 ha của gia đình ông Nguyễn Văn Tranh (thôn Tân Quý, xã Hộ Độ).

Ông Nguyễn Văn Tranh chia sẻ: “Sau vụ tôm bị mất trắng do lũ lụt hồi tháng 10/2020, chúng tôi dồn hết hy vọng vào vụ này. Hàng trăm triệu đồng tiền giống, thức ăn, tiền công đều đi vay ngân hàng, giờ tôm đến lúc thu hoạch nhưng không tiêu thụ được, chúng tôi hết sức lo lắng mà chưa biết làm thế nào”.

Theo ông Tranh, qua khảo sát và thu hoạch “bói”, ước tính sản lượng tôm vụ này của gia đình đạt khoảng 3,5 tấn. Hiện, tôm đã đạt tuổi trưởng thành sau hơn 3 tháng thả giống. Do thời tiết khá khắc nghiệt nên so với mọi năm, tôm chỉ đạt mức lớn nhất là 80-90 con/kg, nhỏ hơn là 120-130 con/kg.


Gia đình ông Nguyễn Văn Tranh đang cần xuất bán khoảng 3,5 tấn tôm.

Giá bán đầu mùa đạt 120 ngàn đồng/kg đối với loại lớn và 90-100 ngàn đồng loại nhỏ hơn. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh bùng phát thì giá hạ xuống chỉ còn 80-100 ngàn đồng/kg nhưng người mua thưa thớt. Từ đầu vụ đến nay, ông Tranh chỉ mới bán được khoảng hơn 2 tạ tôm.

Gia đình bà Nguyễn Thị Đồng (thôn Tân Quý, xã Hộ Độ) cũng hết sức lo lắng khi khoảng 8 tạ tôm đang nằm trong hồ sau cả vụ nuôi trồng chưa biết sẽ thế nào.

Bà Đồng cho hay: “Nuôi tôm vốn rất khó, rất dễ bị bệnh; thời tiết mùa hè nếu lỡ mất điện mấy tiếng, máy sục khí không hoạt động được cũng có khi mất trắng cả hồ tôm. Mặt khác, thời điểm này tôm không lớn được nữa, kéo dài thời gian tốn thêm tiền thức ăn, công chăm... mà thêm ngày nào thì chúng tôi thêm bất an ngày đó".

Trước đây, thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của HTX Hạ Voọc là TP Hà Tĩnh và thị trấn Lộc Hà thì nay, hai địa phương này đều thiết lập vùng cách ly y tế nên các tiểu thương ở đây không đến được. Mặt khác, dịch bệnh bùng phát, người dân hạn chế ra ngoài và cũng không còn tổ chức linh đình cưới hỏi, giỗ chạp... nên nhu cầu cũng ít đi.


Bà Nguyễn Thị Đồng lo lắng khi cả ngày đợi vẫn không có khách đến mua tôm.

HTX Nuôi trồng thủy sản Hạ Voọc (xã Hộ Độ) có 43 thành viên, tổng diện tích nuôi trồng đạt gần 50 ha, chủ yếu là nuôi các loại tôm, như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng... Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đang đến kỳ thu hoạch, diện tích khoảng 17 ha, sản lượng ước đạt hơn 15 tấn.

Ông Trương Quang Lộc - Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Hạ Voọc bày tỏ: "Hơn 15 tấn tôm là công sức và hy vọng của bà con sau thời gian dày công chăm sóc, trong đó các hộ đều vay vốn ngân hàng để đầu tư. Vì vậy, tôm không tiêu thụ được khiến nhiều người như “ngồi trên lửa”.

Chúng tôi mong chính quyền cũng như các tổ chức, đoàn thể và bà con các địa phương có thể giúp đỡ người nuôi tôm vượt qua khó khăn lúc này. Có như thế chúng tôi mới có cơ hội để đầu tư tái sản xuất trong thời gian tới".


Cánh đồng nuôi tôm rộng 50 ha của HTX Nuôi trồng thủy sản Hạ Voọc (xã Hộ Độ, Lộc Hà).

Bên cạnh tăng cường phòng, chống Covid-19, duy trì ổn định sản xuất là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chúng ta xác định sống chung với dịch bệnh lâu dài, việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, cụ thể là “giải cứu” tôm cho các hộ nuôi trồng ở HTX Nuôi trồng thủy sản Hạ Voọc hiện nay rất cần sự chung tay của các cấp chính quyền, các đoàn thể và người dân.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 18/06/2021
Thiên Vỹ
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 21:38 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 21:38 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 21:38 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 21:38 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 21:38 21/09/2024
Some text some message..