ICAFIS - Thông báo Diễn đàn tôm Việt 2022

Thông báo Diễn đàn tôm Việt 2022 (lần 7) “Ứng dụng công nghệ trong phát triển nuôi tôm tại Việt Nam”

Diễn đàn tôm Việt 2022
Diễn đàn tôm Việt 2022.

I. Bối cảnh

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nuôi tôm và chế biến các sản phẩm từ tôm, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm 95% sản lượng tôm và cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến tôm. Trong những năm gần đây, tôm ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Theo số liệu thống kê, năm 2020 tôm chiếm 44% xuất khẩu thủy sản tương đương giá trị đạt trên 3,7 tỷ USD. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2021, cả nước sản xuất được 41.000 con tôm bố mẹ (21.000 con tôm thẻ chân trắng và 20.000 con tôm sú); sản xuất tôm giống đạt 144,5 tỷ con (tăng 11 % so với cùng kỳ năm 2020). Năm 2021, diện tích tôm nước lợ thả nuôi đạt 747 nghìn ha (nuôi tôm sú là 626 nghìn ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 121 nghìn ha). Sản lượng tôm nuôi các loại năm 2021 đạt 970 nghìn tấn (tăng 4,3% so với năm 2020); trong đó, tôm sú 265 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 655 nghìn tấn, còn lại là tôm khác. Kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2021 đạt 3,9 tỷ USD (tăng 5,4% so với năm 2020). Trong tháng 4/2022, xuất khẩu tôm của nước ta đạt hơn 442 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm bốn tháng đầu năm nay đạt kỷ lục trong năm năm trở lại đây với 1,4 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ (VASEP). Có thể thấy sau những ảnh hưởng của đại dịch covid-19, ngành tôm Việt Nam đã có bước chuyển mình manh mẽ và khởi đầu tốt đẹp. Hiện tại, Việt Nam vẫn là nước đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Ecuador về xuất khẩu tôm, trung bình 5 năm qua xuất khẩu tôm của nước ta tăng trưởng 5% mỗi năm. Các thị trường chính của tôm Việt Nam vẫn là Mỹ, Nhật Bản, Eu, Trung Quốc, Hàn Quốc… 

Theo kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 thì mục tiêu đến năm 2025 phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngành công nghiệp tôm công nghệ cao được hình thành ở các vùng sản xuất trọng điểm; vùng nuôi tôm hữu cơ được áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ.  Đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD, trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 8,4 tỷ USD.

Ngành tôm ngày càng phát triển một phần là thành quả của việc chuyển giao các ứng dụng công nghệ tiến bộ vào con tôm, giúp nâng cao năng suất, mật độ nuôi cũng như chất lượng tôm thương phẩm, đồng đều về kích cỡ, giảm hoặc tránh các tác động tiêu cực của môi trường đến quá trình nuôi, dễ dàng xử lý và kiểm soát môi trường nước… Tuy nhiên việc áp dụng những công nghệ kỹ thuật vào nuôi tôm vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề cần xử lý như đầu tư chưa được chỉnh chu do chi phí  đầu tư lớn, giá thành sản xuất vẫn cao hơn các nước khác, bà con còn chưa thực sự tiếp nhận sự chuyển giao, thay đổi trong kỹ thuật nuôi, vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh… Ví dụ với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh có mật độ nuôi quá dày, nếu không có trình độ quản lý, kỹ thuật cao rất dễ gây thất thoát lớn trong quá trình nuôi trồng, đặc biệt là kiểm soát dịch bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Cục thú y, trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 15.698 ha, chiếm khoảng 2,2% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước và chiếm 96,6% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại.  Hơn nữa khả năng cập nhật thông tin thị trường, giá cả vẫn còn giới hạn, hiện tại các thông tin đã được công khai trên mạng hoặc các ứng dụng như “App Diễn đàn tôm Việt” rất nhiều nhưng mọi người vẫn chưa tiếp cận được với các thông tin ấy. Đây cũng là một hạn chế trong phát triển ngành tôm Việt Nam.

Nhằm góp phần phát triển ngành tôm Việt Nam đạt mục tiêu đề ra, củng cố thương hiệu tôm Việt, Tổng cục thủy sản (D-FISH), Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, Hiệp hội tôm tỉnh Bạc Liêu (BSA) phối hợp với Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) – Hội nghề cá Việt Nam, OXFAM tại Việt Nam - Dự án “Tăng cường bình đằng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á (giai đoạn 2)– GRAISEA2, tổ chức “DIỄN ĐÀN TÔM VIỆT 2022 -  ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TẠI VIỆT NAM”

MỤC ĐÍCH

- Chia sẻ và cập nhật công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ứng dụng trong ngành tôm

- Thảo luận chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển tôm bền vững, hiệu quả tại Việt Nam

- Định hướng phát triển khoa học, công nghệ ứng dụng trong ngành tôm


II. Thời gian

Ngày 15 tháng 7 năm 2022 

III. Địa điểm

Trung tâm Văn hoá, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, TP Bạc Liêu

HÌNH THỨC TỔ CHỨC

Diễn đàn sẽ bao gồm 02 không gian:

+ Hội nghị: Được tổ chức theo hình thức TRỰC TIẾP 

+ Triển lãm mini: Do không gian trưng bày có hạn nên Diễn đàn sẽ bố trí không gian trưng bày sản phẩm, công nghệ, mô hình…cho 15 đơn vị/Doanh nghiệp

IV. Thành phần tham dự

500 đến 600 đại biểu

Đại diện Tổng cục Thuỷ sản - Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn, Hội nghề cá Việt Nam – VINAFIS, Sở NN&PTNT các tỉnh, Chi cục thủy sản và Trung tâm khuyến nông các tỉnh, Hiệp hội tôm Bạc Liêu, OXFAM tại Việt Nam, Các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản, Các công ty cung ứng đầu vào (thức ăn, con giống, vi sinh, thiết bị,…), các trường – viện nghiên cứu thủy sản,  tổ chức NGO, Các nhà mua hàng và đông đảo các đơn vị truyền thông…

Diễn đàn còn có sự tham gia của các bà con nuôi tôm đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và các tỉnh khác thuốc ĐBSCL

Để biết thêm thông tin và đăng ký tham dự xin liên hệ:

+ Đăng ký bài trình bày, chia sẻ tại Diễn đàn trước 30/6/2022

+ Đăng ký không gian trưng bày sản phẩm và công nghệ: Trước 5/7/2022

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS)

Điện thoại: 0985.024.307    Email: lap.dinhxuan@icafis.vn

Đăng ngày 23/06/2022
ICAFIS
Doanh nghiệp
Bình luận
avatar

Cơ chế hoạt động của thuốc gây mê cho cá tôm

Gây mê trong ngành thủy sản đã quá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách gây mê đúng đảm bảo an toàn cho vật nuôi, cho môi trường và cả người thao tác lẫn sử dụng. Hiểu rõ cơ chế hoạt động hay biết được kỹ thuật gây mê sẽ giúp bạn thực hiện gây mê nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cá cảnh
• 10:47 18/07/2024

Thuốc gây mê hóa học và thuốc gây mê tự nhiên cho cá

Khi nhu cầu gây mê trong ngành thủy sản ngày càng cao thì thuốc mê cho cá, tôm ngày càng đa dạng, đa dạng từ nguồn gốc xuất xứ đến thương hiệu sản phẩm, từ đối tượng sử dụng đến hiệu quả thực tế, từ thành phần hóa học đến thành phần tự nhiên.

Thuốc gây mê cho cá tôm
• 11:20 15/07/2024

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 08:00 22/06/2024

Khoáng ăn E – min sự kết hợp hoàn hảo của khoáng, Amino Acid & Enzim

Khoáng chất là thành phần có trong tất cả các mô của cơ thể, đóng vai trò cần thiết đối với đời sống thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Hiểu được tầm quan trọng của khoáng trong ao nuôi tôm, Công ty Khoáng K3 đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm khoáng ăn cao cấp E – min được thiết kế đặc biệt để tăng cường đề kháng và sức khỏe cho tôm trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Vỏ tôm
• 09:00 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 07:04 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 07:04 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 07:04 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 07:04 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 07:04 20/09/2024
Some text some message..