Khám phá bí mật đen tối trong sinh sản của loài bạch tuộc

Bạch tuộc có thói quen sinh sản cực kỳ đáng sợ. Và bí mật đằng sau đó thì chỉ mới được khám phá qua nghiên cứu mới đây.

Khám phá bí mật đen tối trong sinh sản của loài bạch tuộc
Bạch tuộc sau khi đẻ trứng sẽ tự bỏ đói bản thân.

Nếu không tính đến loài người, bạch tuộc là một trong những sinh vật thông minh nhất hành tinh, thậm chí vượt qua cả cá heo và tinh tinh. Cộng thêm khả năng biến đổi màu da theo môi trường một cách tài tình, bạch tuộc đã luôn là chủ đề nghiên cứu hết sức thú vị đối với khoa học.

Có điều, ít ai biết rằng loài vật này đang ẩn chứa một bí mật có phần đáng sợ, liên quan đến quá trình sinh sản của chúng.

Chuyện là bạch tuộc có quy trình sinh nở hết sức cực đoan. Sau khi đẻ trứng, chúng tự bỏ đói bản thân và chết đi ngay ở thời điểm trứng nở - tất cả là để bảo vệ tổ trứng. Bạn đời của chúng cũng chung số phận, chết ngay từ lúc giao phối do bị bạch tuộc cái tấn công và ăn thịt.

Trong môi trường nuôi nhốt, quá trình này còn bị đẩy nhanh hơn. Một số bạch tuộc cái còn tự xé xác, hoặc tự gặm nát xúc tu của bản thân.

Nhưng tại sao lại phải cực đoan đến như thế? Câu trả lời chỉ mới được tìm ra bởi các chuyên gia từ Khoa Y ĐH Chicago. Họ đã xác định được cơ chế sinh học đằng sau câu chuyện này. Cụ thể, các thí nghiệm về di truyền đã chỉ ra rằng mọi chuyện đến từ bộ phận giống như tuyến yên ở người, nhưng ở trên cơ thể của bạch tuộc.


Trứng của bạch tuộc.

Trên thực tế thì từ năm 1977, chuyên gia sinh học Jerome Wodinsky từ ĐH Brandeis (Mỹ) đã chứng minh rằng nếu loại bỏ dây thần kinh thị giác của bạch tuộc cái sẽ khiến chúng từ bỏ tổ trứng, tiếp tục đi săn, và thậm chí là tìm cách kết đôi trở lại.

Tuyến yên được đặt ngay dưới các dây thần kinh thị giác, nên loại bỏ thị giác cũng đồng nghĩa với loại tuyến yên. Và với nghiên cứu lần này, các chuyên gia đã sử dụng công cụ hiện đại hơn để xác định chính xác đâu là tín hiệu gây nên cơ chế này.

"Chúng tôi đang muốn đưa những nghiên cứu về bạch tuộc đến với thế kỷ 21" - trích lời trưởng nhóm nghiên cứu Z. Yan Wang.

"Thực sự rất phấn khích, vì đây là lần đầu tiên chúng ta có thể xác định được cơ chế gây ra các hành vi cực đoan của bạch tuộc, mà theo tôi thì đó là mục tiêu chung của các nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh".


Khi đẻ trứng, chúng làm mọi cách để ở lại trông tổ, không đi bất kỳ đâu.

Vào năm 2015, nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công bộ gene của bạch tuộc, nên lần này họ quyết định tìm hiểu về quá trình sinh sản của chúng trong môi trường nuôi nhốt.

Về cơ bản, bạch tuộc cái khi chưa kết đôi là những kẻ săn mồi thượng thừa. Nhưng khi đẻ trứng, chúng làm mọi cách để ở lại trông tổ, không đi bất kỳ đâu. Sau khoảng 4 ngày, bạch tuộc không ăn gì nữa, sức khỏe của chúng sẽ cũng giảm xuống.

Đến ngày thứ 8, mọi thứ trở nên cực đoan hơn. Chúng rời tổ nhưng không phải để đi săn, mà liên tục lao đầu vào thành bể. Da của chúng cũng nhợt nhạt hơn vì không đủ dưỡng chất, trong khi cơ bắp thì teo tóp.

"Quả thực trông rất kinh khủng khi quan sát trong phòng thí nghiệm. Một hành vi quá sức kỳ lạ" - Wang cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập các tuyến thị giác của bạch tuộc trong từng giai đoạn để phân tích ARN. Kết quả cho thấy những con bạch tuộc chưa kết đôi có nồng độ neuropeptide rất cao. Còn sau đó, nồng độ ấy giảm xuống thảm hại.

Neuropeptide là protein dùng để giao tiếp giữa các neuron thần kinh. Đồng thời, loại gene sản sinh catecholamine - một dạng chất truyền dẫn thần kinh có liên quan đến hệ trao đổi chất - thì lại tăng đột biến. Theo các chuyên gia, có thể chính 2 yếu tố này đã khiến bạch tuộc không còn muốn tốn năng lượng đi tìm con mồi nữa.

Đó là cơ chế gây ra hành vi sinh sản cực đoan của bạch tuộc. Vậy còn mục đích thì sao?

Về điều này thì khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Nhưng theo Wang, đây có thể là một cơ chế tiến hóa khá thú vị, nhằm ngăn không cho chính bản thân bạch tuộc ăn thịt con của chúng (bạch tuộc là một trong những loài có hành vi săn đồng loại). Và nếu đứng ở phương diện này, hành vi của bạch tuộc có thể cũng không quá đen tối như chúng ta tưởng.

"Con người sẽ thấy hành động này cực đoan, vì chúng ta sinh sản nhiều hơn 1 lần trong đời. Nhưng với những loài sống chỉ để lưu truyền bộ gene, thì mọi chuyện trở nên hết sức bình thường".

HELINO
Đăng ngày 02/10/2018
J.D Zing
Sinh học
Bình luận
avatar

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:11 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:11 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:11 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:11 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:11 21/09/2024
Some text some message..