Khánh Hòa: Nhiều bất cập trong quy hoạch các vùng nuôi thủy sản

Theo Quy định tạm thời vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của UBND tỉnh (Quyết định số 395 ngày 2-2-2018), Vạn Ninh có 6 vùng nuôi theo quy hoạch. Tuy nhiên, một số vùng chưa thực sự phù hợp, người dân không mặn mà nên huyện đã đề nghị tỉnh xem xét bổ sung thêm một số vùng NTTS mới.

Nhiều bất cập trong quy hoạch các vùng nuôi thủy sản
Nuôi tôm hùm Bình Ba. Khánh Hòa

Chưa phù hợp

Quy định tạm thời ban hành cách đây 8 tháng nhưng tình hình thực hiện rất ì ạch, hầu như người dân không muốn thực hiện, đặc biệt là những vùng có ảnh hưởng của tác động tự nhiên cao.

Ông Lê Hoàng Vương - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh cho biết, xã có diện tích và mật độ nuôi biển lớn nhất huyện Vạn Ninh. Theo quy hoạch có 4 vùng nuôi. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện chồng lấn tại 2 vị trí. Tại khu vực Bãi Tranh trước đây đã cấp cho Công ty TNHH Ngọc Trai Sài Gòn thuê mặt nước và Bãi Lách (thôn Khải Lương) cấp cho Công ty TNHH Ngọc Trai Nha Trang nên không còn diện tích. Bên cạnh đó, một số khu vực chưa phù hợp với việc NTTS. Cụ thể như: tại Nam Hòn Ông, sóng gió khắc nghiệt do ảnh hưởng của gió tây nam và gió nồm (gió đông nam) tác động rất lớn đến độ chịu đựng của lồng bè; khu vực Mũi Cổ Cò sóng to 4 mùa nên không thể nuôi ở đây. Hiện nay, tại khu vực Lạch Cổ Cò có hơn 100 lồng bè nhưng diện tích khu vực này lại bé, đồng thời có hiện diện của lồng bè nuôi của doanh nghiệp. Xã Vạn Thạnh đề xuất tỉnh quan tâm bổ sung thêm bãi nuôi mới tại Mũi Me. Ngoài ra, theo hướng dẫn một số vùng quy hoạch nuôi công nghiệp phải đầu tư kiểu lồng Na Uy. Tuy nhiên, hiện nay trong khu vực chỉ mới có doanh nghiệp đủ tiềm lực đầu tư, còn ngư dân do hạn chế về tài chính nên chưa đầu tư.

Ông Nguyễn Công Bằng - Chủ tịch UBND thị trấn Vạn Giã cho hay, các vùng NTTS mà tỉnh quy hoạch chỉ phù hợp với việc nuôi tôm hùm bông (tôm hùm sao). Trong khi đó, hiện nay việc nuôi tôm hùm bông gặp nhiều hạn chế do đầu tư cao, khó kiếm con giống, thời gian nuôi kéo dài. Tại thị trấn Vạn Giã, đa số ngư dân tập trung nuôi tôm hùm xanh, tôm hùm đỏ, hàu và rong. Những đối tượng này thích hợp với điều kiện sóng gió nhẹ, gần bờ, giàu thức ăn, phát triển nhanh, mau thu hoạch. Vì thế, ngư dân không mặn mà với các vùng NTTS theo quy định của tỉnh. Thị trấn Vạn Giã đề xuất các vùng NTTS mới tại Nam Hòn Vung và Rạn Cỏ. Những khu vực này không ảnh hưởng lớn đến vận tải thủy hay môi trường sinh thái.

Còn phải chờ

Do nhiều bất cập trong vấn đề quy hoạch các vùng NTTS trên địa bàn, mới đây huyện Vạn Ninh đã đề xuất bổ sung thêm 6 vùng nuôi mới là: Vũng Sim (Vĩnh Yên, Vạn Thạnh), Mũi Me (Hòn Mới, Vạn Thạnh), Bãi Búa - Bãi Gạo (Vạn Thạnh), Nam Hòn Vung (thị trấn Vạn Giã), Rạn Cỏ (thị trấn Vạn Giã), Cùm Meo (Vạn Hưng). Tuy nhiên, mới đây trả lời ngư dân Vạn Thạnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không đồng ý vùng Mũi Me bởi thuộc khu vực quy hoạch chi tiết Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế Vạn Ninh, thời gian qua, thực hiện Quy định tạm thời của tỉnh, huyện Vạn Ninh đã triển khai nhiều hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân. Huyện đã tổ chức 6 lớp tuyên truyền Quyết định 395 và các văn bản chủ trương phát triển thủy sản Khánh Hòa; tiến hành thả phao tiêu, cắm mốc xác định vị trí, ranh giới, quy mô, diện tích các vùng quy hoạch NTTS (23 phao tiêu, 8 bản chỉ dẫn); in ấn 2.500 bộ tài liệu tuyên truyền liên quan… Bên cạnh đó, huyện thành lập 3 tổ liên ngành thống kê số lượng lồng bè (Vạn Thạnh, Vạn Hưng, thị trấn Vạn Giã). Đến nay, 2 địa phương hoàn thành công tác thống kê lồng bè là Vạn Hưng và thị trấn Vạn Giã. Ngoài ra, các tổ công tác còn thực hiện việc vận động di dời và việc cam kết di dời theo kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Kinh tế Vạn Ninh cho biết, công tác vận động di dời lồng bè về các vùng quy hoạch hiện nay gặp nhiều khó khăn do có nhiều bất cập trong việc sản xuất thủy sản, gió to sóng lớn, vùng nuôi chồng lấn với doanh nghiệp… Tuy nhiên, các đề xuất của huyện về các vùng nuôi mới còn phải chờ ý kiến của HĐND tỉnh trong kỳ họp sắp tới mới có quyết định chính thức.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 04/10/2018
V.Lạc
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 17:33 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 17:33 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 17:33 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 17:33 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 17:33 20/09/2024
Some text some message..