Kiến nghị đưa giá thức ăn, thuốc trị tôm vào lĩnh vực kinh doanh có điều kiện

Trước tình trạng nhiều đại lý ở miền Tây bán thức ăn, thuốc điều trị tôm một cách vô tội vạ, ngành nông nghiệp Sóc Trăng sẽ kiến nghị đưa những mặt hàng này vào nhóm ngành kinh doanh có điều kiện.

Ao tôm
Chi phí đầu vào nuôi tôm tăng mạnh khiến người nuôi lao đao - Ảnh: KHẮC TÂM

Ngày 11-7, ông Huỳnh Ngọc Nhã - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng - cho biết sẽ kiến nghị các bộ, ngành chức năng sớm đưa mặt hàng thức ăn tôm, thuốc thú y thủy sản dành cho nuôi tôm vào nhóm hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

"Vừa qua, nhiều đại lý bán thức ăn và thuốc điều trị tôm với giá cao hơn nhiều so với giá nhà sản xuất công bố, khiến chi phí nuôi tôm đội giá, người nuôi không có lời. Do vậy cần đưa nhóm hàng này vào ngành kinh doanh có điều kiện, buộc niêm yết giá công khai, có kiểm tra kiểm soát nhằm bảo vệ người nuôi tôm", ông Nhã kiến nghị.

Ông Trần Văn Nghiệp - một hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng - cho biết chưa bao giờ giá tôm nguyên liệu lại giảm mạnh như năm nay. Từ đầu năm đến nay, tùy cỡ, so với cùng kỳ 2022 giá tôm giảm từ 30.000 - 80.000 đồng/kg. Theo ông Nghiệp, nếu chi phí đầu vào không tăng đột biến, người nuôi tôm cũng không đến nỗi lao đao như hiện nay.

"Đại lý bán 1kg thức ăn tôm trả sau mắc hơn 10.000 - 14.000 đồng so với trả tiền mặt. Chai thuốc trị bệnh tôm, nhà sản xuất ghi có 100.000 đồng nhưng đại lý bán tới 200.000 đồng, có nơi bán 250.000 đồng. Đâu phải người nuôi tôm nào cũng đủ vốn, có tiền mặt mua hàng. Mạnh ai nấy bán với giá cắt cổ, không ai kiểm soát quản lý, người nuôi tôm hứng đủ", ông Nghiệp thở dài.

Miền Tây là vùng trọng điểm nuôi và xuất khẩu tôm của cả nước với các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… Riêng hai tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau, mỗi năm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 11/07/2023
Khắc Tâm
Nguyên liệu
Bình luận
avatar

Sử dụng dầu ấu trùng cho tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, nguyên liệu chính làm nguồn chất béo trong thức ăn của tôm là dầu cá. Sự sẵn có của dầu cá đã giảm do nhu cầu thị trường cao và sự cạnh tranh đến từ các ngành công nghiệp khác.

Ấu trùng
• 12:01 01/07/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 09:37 26/06/2024

Acid hữu cơ: Có nên sử dụng cho tôm mỗi ngày?

Tình trạng gia tăng các hoạt động nuôi trồng thủy sản khiến dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Do đó, việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và có tiềm năng thay thế cho sử dụng kháng sinh.

Tôm thẻ
• 10:43 10/06/2024

Protein thủy phân nguồn dinh dưỡng cho tôm

Hiện nay, protein thủy phân (protein hydrolysate), hay đạm thủy phân từ phụ phẩm chế biến, giết mổ… được coi là nguyên liệu chức năng (functional ingredients) là một trong những sản phẩm chế biến sâu có hàm lượng kỹ thuật cao nhất trong số các sản phẩm được tạo ra để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Tôm thẻ
• 10:50 06/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 17:44 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 17:44 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 17:44 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 17:44 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 17:44 21/09/2024
Some text some message..