Kinh nghiệm để chọn được đàn cá tra giống khỏe mạnh, sạch bệnh

Để chon được một đàn cá tra giống khỏe mạnh về nuôi thương phẩm không phải là điều đơn giản. Sau đây tôi xin chia sẽ một số kinh nghiệm bằng cảm quan, bằng mắt thường để chọn được đàn cá tra giống sạch bệnh

Chọn cá tra giống (Ảnh tepbac.com)

1. Dấu hiệu của đàn cá khỏe mạnh
- Cá không bị dị tật, màu sắt tươi sáng, lưng xanh đen, bụng màu trắng bạc, các sọc dọc theo thân rõ ràng.
- Cá khỏe mạnh, bơi lội khỏe, phản ứng nhanh khi có tiếng động, bóng người.

Mang cá tra sạch, có màu đỏ tươi (Ảnh tepbac.com)

- Mang cá đỏ tươi, không có chất dơ bám vào mang
- Cá không bị nhiễm ngoại ký sinh.
- Cá không bị xây xác, tuột nhớt, dương ngạnh.
2. Dấu hiệu của đàn cá không khỏe mạnh
2.1. Biểu hiện bên ngoài:

- Cá giảm ăn hoặc bơi lội thất thường, tấp mé, tập trung ở đầu nguồn nước.
- Cá phản ứng chậm khi có tiếng động, bóng người.
2.2. Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài
- Cá bị dương ngạnh: do bị stress với môi trường, cần bổ sung vitamin C vào thức ăn trộn cho cá ăn.
- Cá bị tuột nhớt: do bị ký sinh, pH giảm đột ngột, do chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể cá. Trường hợp này, dùng muối pha với nước tạt cá.
- Cá bị gầy, mắt lồi, móp mang: do thức ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc cho cá ăn không đủ no thời gian kéo dài.
- Mang cá dơ, có nhiều bùn bám là do môi trường nước dơ, có chứa nhiều vật chất lơ lửng. Trường hợp này cần dùng các sản phẩm lắng chất lơ lửng như Zeolite.
- Ban ngày cá tập trung thành đàn, quến cụt, nổi trên mặt nước là do bị ký sinh (trùng bánh xe) ký sinh bám vào mang.
- Đầu có sưng, mắt cá lồi và xuất huyết ở các gốc vy và hậu môn là trường hợp của cá bị xuất huyết, phù đầu.

Cá tra giống bị bệnh xuất huyết (Ảnh tepbac.com)

2.3. Dấu hiệu bệnh lý bên trong
- Gan, thận, tỳ tạng sưng là do môi trường nước ao xấu, hoặc cá có dấu hiệu tiềm ẩn gan thận mủ, trường hợp này cần thay nước, diệt khuẩn và theo dõi các dấu hiệu bất thường của cá để xử lý kịp thời.
- Gan có chuyển sang màu trắng vàng, mang cá chuyển từ đỏ hồng sang trắng là dấu hiệu của bệnh trắng gan, trắng mang. Trường hợp này cần dùng các sản phẩm bổ máu trộn vào thức ăn cho cá ăn.

Cá bị trắng mang, trắng gan (Ảnh minh họa)
- Tỳ tạng (lá lách) cá sưng chuyển màu đen hoặc có các chấm đen là do quá trình dùng kháng sinh nhiều và kéo dài chưa giải độc gan, hoặc do môi trường nước ao dơ, pH thấp. Trường hợp khác là dấu hiệu kèm theo của bệnh xuất huyết

Tỳ tạng cá chuyển màu đen (Ảnh tepbac.com)

- Ruột cá đi phân sống là do quá trình dùng kháng sinh kéo dài đã làm cho các vi sinh đường ruột có lợi bị tiêu diệt. Trường hợp này cần bổ dung men vi sinh đường ruột nhằm kích thích tiêu hóa, giúp cá ăn khỏe. Đối với trường hợp này thường thì ruột cá nhỏ, thành ruột mỏng.
- Mật cá chuyển từ màu vàng xanh, vàng tươi sang xanh hoặc đen có thể là do giun sán ký sinh ở ống dẫn mật làm tắt ống dẫn mật. Trường hợp này cần dùng các loại thuốc xổ giun sán và kết hợp với diệt khuẩn nguồn nước ao.

tepbac.com
Đăng ngày 17/10/2012
ks Đào Trung Hiếu
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 16:31 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 16:31 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 16:31 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 16:31 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 16:31 20/09/2024
Some text some message..