Kinh nghiệm nuôi rắn ri voi trong vèo

Khi nhắc đến việc nuôi rắn ri voi trong vèo thì ông Huỳnh Thiện Tâm, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã làm cho nhiều người thán phục bởi kỹ thuật chăm sóc rắn công phu để đều đặn mỗi năm thu về trên 50 triệu đồng.

nuôi rắn ri voi
Ông Tâm nuôi dưỡng rắn ri voi con trong vèo để chuẩn bị nuôi thương phẩm.

Tìm đến nhà ông Tâm, chúng tôi phải mất hơn một tiếng đồng hồ để đi qua những con đường nông thôn quanh co. Đến đây, hình ảnh đầu tiên nhìn thấy chính là ông Tâm với thân hình hơi gầy và đôi mắt sâu ẩn chứa nhiều nghị lực vượt khó và những bể nuôi rắn ri voi được sắp xếp khá kỹ lưỡng. Theo ông Tâm, đến với nghề này như một cái duyên tình cờ khi ông mua được 13 con rắn ri voi của người dân địa phương bán lại vào năm 2010, nhưng bằng sự chăm sóc chu đáo, đàn rắn phát triển tốt và sinh sản rất nhanh.

Ông Tâm cho biết: “Nghề nuôi rắn ri voi cho thu nhập khá cao, không dưới 50 triệu đồng/năm từ bán rắn thương phẩm và con giống. Nhờ đó mà kinh tế gia đình dần ổn định, con cái được ăn học đến nơi đến chốn. Vì thế, qua hơn 5 năm nuôi, hiện tôi đã phát triển được 8 bể nuôi, với hơn 300 con rắn ri voi lớn nhỏ khác nhau, trong đó có nhiều rắn lớn có thể xuất bán được. Còn số rắn nhỏ tôi thả vèo, tập cho ăn để chuẩn bị đưa lên bể xi măng nuôi thương phẩm”.

Để nuôi rắn ri voi có hiệu quả, ông Tâm đã phải tự thiết kế bể nuôi và tách đàn, phân cỡ, nhất là tập cho rắn ăn quen dần với các loại cá như: cá rô, cá sặc… nhằm tránh trường hợp cắt cử rắn ăn khi không tìm được mồi. Quan trọng là phải quan sát, theo dõi thường xuyên, phòng khi rắn bệnh mà có cách xử lý kịp thời. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng, nuôi vèo là bước khá quan trọng, vì lúc nhỏ cần tập cho rắn con thích nghi dần với môi trường nước tự nhiên thì ít bị nhiễm bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp.

Ông Tâm còn cho biết, đối với nuôi vèo, phải sử dụng một lớp lưới mùng Thái và thả thêm ít lục bình và rong tự nhiên để che nắng làm chỗ cho rắn trú ẩn. Bởi cách làm này, vừa hạn chế được cua cắn lưới, vừa tận dụng sức nước làm sạch môi trường nuôi, rắn phát triển nhanh. Còn đối với nuôi bể xi măng cố định thì cần thả thêm ít cá rô phi, cá tai tượng để chúng ăn rong rêu, làm sạch môi trường nước.

Có thể nói, các kỹ thuật nuôi trên là do ông Tâm tự tích lũy kinh nghiệm và không ngừng học hỏi thực tế mà có. Cho nên, ông hiểu rất rõ tập tính phát triển và sinh sản của loài rắn ri voi. Sau hơn 1 năm nuôi thương phẩm, ông Tâm tiếp tục chọn lọc ra những con rắn đực để xuất bán trước, còn những con rắn cái để cho sinh sản, nối đàn tiếp vụ sau. Đồng thời, để bán có giá và thu về lợi nhuận cao, ông thường bán rắn ri voi vào tháng 3 hàng năm, vì lúc này tiết trời khô mát, rắn khan hiếm nên giá rất cao. Nhờ vậy, khoảng tháng 3 vừa qua, ông xuất bán hơn 17kg rắn ri voi, với giá 440.000 đồng/kg, thu về gần 8 triệu đồng.

Ngoài ra, ông dự định cuối năm nay sẽ xuất bán thêm 20 con rắn ri voi bố mẹ, ước sản lượng đạt từ 25kg trở lên để giúp gia đình có tiền trang trải tết.

Ông Huỳnh Thế Anh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ - Vị Thanh, thông tin: Trong tất cả các mô hình nuôi rắn ri voi ở địa phương thì mô hình nuôi vèo và nuôi thương phẩm nhà ông Tâm là mang về hiệu quả cao. Với ông Tâm, nuôi rắn ri voi không còn là cái nghề kiếm tiền mà đã trở thành sự đam mê, tìm tòi học hỏi để mang lại sự thành công. Tới đây, đơn vị sẽ tiếp tục nhân đàn rắn ri voi ở địa phương và áp dụng nuôi theo hình thức này. Ngoài ra, còn tăng cường quản lý, kiểm soát, hỗ trợ kỹ thuật nhất định và pháp lý để người dân yên tâm nuôi. “Tuy nhiên, khi nuôi vèo rất khó để phát hiện rắn bị bệnh, vì vậy người nuôi cần lưu ý theo dõi sự phát triển của rắn. Đồng thời, tăng cường kiểm tra lưới mùng nhằm tránh trường hợp bị cua cắn rách lưới, rắn ra ngoài làm hao hụt sản lượng, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình”, ông Thế Anh khuyến cáo.

Báo Hậu Giang, 15/09/2016
Đăng ngày 16/09/2016
Chí Công
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:23 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:23 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:23 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:23 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:23 21/09/2024
Some text some message..