Kỹ thuật chăm sóc cá chiên nuôi lồng

Cá chiên là đối tượng thủy đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, được mệnh danh là “ngũ quý hà thủy”1 trong 5 loại cá tiến vua cực nổi tiếng cùng với các loại cá: dầm xanh, anh vũ, cá quất, cá bỗng.

Cá chiên
Kỹ thuật chăm sóc cá chiên nuôi lồng Cá chiên là đối tượng thủy đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Tép Bạc

Cho đến nay, cá chiên vẫn được nhiều người ưa thích nhờ chất lượng thịt cá thơm ngon, săn chắc và giàu dinh dưỡng. 

Đặc tính 

Cá chiên thuộc loài cá da trơn được tìm thấy nhiều ở hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả.  Chúng thường sống trong các sông suôi thuộc các tính phía Bắc và tập trung ở vùng trung, thượng lưu các sông lớn (nơi nước chảy xiết). 

Đầu cá to, cứng, rộng và dẹp, có 4 đôi râu, miệng rộng hình cung với hàm răng lởm chởm rất sắc. Kích thước to, lớp da dày, phía trước thân thô lớn, phía sau hơi tròn, có 1 gai vây lưng và đặc biệt không có xương dăm, tỷ lệ thịt rất cao. Màu sắc của cá tùy thuộc vào môi trường mà chúng sống. Nếu sống ở môi trường nước trong thì có màu nâu đen, nước đục thì có màu vàng nâu. Cá chiên thường sinh sản trong những con sông với thời điểm sinh sản là trước mùa lũ. 

Kỹ thuật nuôi 

Quan sát các điều kiện môi trường nuôi, khi phát hiện nước chảy mạnh, phải tiến hành các biện pháp che chắn để giảm lưu tốc của nước qua lồng bè. Thường xuyên kiểm tra các bộ phận lồng nhằm kịp thay thể và sửa chữa các phần yếu. Khi nước chảy yếu cần tiến hành quạt hoặc sục khí, tăng cường lượng nước lưu thông. 

Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của cá, nhất là khi cho ăn để phát hiện bệnh dịch kịp thời. Thời điểm cá hay bệnh là đầu và cuối mùa lũ vào tháng 9 - 10 ở miền Bắc. Vào mùa bão, lũ cần theo dõi dự báo thời tiết để di chuyển lồng bè đến nơi an toàn. Vào những ngày giông, bão nên kiểm tra lồng cẩn thận, neo chắc chắn và thêm dây neo để cố định, đảm bảo dây không đứt khi có dòng chảy mạnh. Có thể thu hoạch bớt cá để giảm trọng lượng cá trong lồng và giảm bớt thiệt hại nếu có thể xảy ra. 

Nuôi cá chiênKỹ thuật nuôi cá chiên. Ảnh: Tép Bạc

Tiến hành quản lý lồng nuôi cá chiên hàng ngày, quan sát các hoạt động của cá trong lồng, mức độ sử dụng thức ăn, các hiện tượng bất thường của cá và môi trường để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp (sự thay đổi màu sắc của cá, cá kém ăn hoặc bỏ ăn, dư thừa thức ăn, hoạt động bất thường, xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh như: lòi mắt, lở loét, xuất huyết, mất nhớt,..). Trường hợp cá bệnh, xử lý bằng cách tắm thuốc và tách nuôi riêng lồng khác tránh tình trạng lây nhiễm sang cá khỏe. 

Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tuần/lần và thay lưới lồng 1 lần/tháng. Dùng bàn chải nhựa vệ sinh thành lưới lồng trước bữa ăn, kiểm tra lưới lồng phát hiện rách rạn xử lí ngay tránh thất thoát. Loại bỏ rác thải, vật cứng vào lồng, đảm bảo lồng nuôi có nguồn lưu thông tốt. 

Treo túi vôi thường xuyên khu vực đầu nguồn nước vào lồng để sát khuẩn, với lượng 2 kg vôi/4 m3 lồng nuôi. Định kỳ bổ sung vào khẩu phần ăn cho cá các vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng và thuốc phòng bệnh cho cá. 

Cho ăn 

Thức ăn cho cá chiên là cá tạp băm nhỏ (kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn phát triển), phải đảm bảo thức ăn tươi sống hoặc được bảo quản lạnh, tránh thức ăn bị ôi thối. Cỡ cá giống cho ăn liều lượng 50 - 150 g/con (cho ăn 2 lần/ngày), khẩu phần 5 - 7% khối lượng đàn cá (cho ăn vào lúc 8 giờ sáng và 16 - 17 giờ chiều). Đối với cá > 150 g/con (cho ăn 1 lần/ngày lúc 16 - 17 giờ hàng ngày), khẩu phần ăn 3 - 5% khối lượng đàn cá. 

Dụng cụ cho cá ăn nên dùng sàng lưới (đường kính 80cm) cho ăn, chiều cao thành xung quanh có lưới chắn cao 10 - 15cm tránh trôi thức ăn ra ngoài. Thường xuyên kiểm tra sàng thức ăn và định kỳ (1 lần/tháng) theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, không để dư thừa thức ăn, dễ gây ô nhiễm môi trường và dễ làm cá mắc bệnh.  

Sau 12 tháng khi cá đạt kích cỡ thương phẩm (1 - 1,5kg/con) nên tiến hành thu tỉa cá nhỏ hơn tiếp tục nuôi đến cuối vụ để đạt kích cỡ thương phầm thì thu hoạch toàn bộ.

Đăng ngày 19/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 10:06 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 10:06 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 10:06 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 10:06 21/09/2024
Some text some message..