Làm giả hồ sơ sản phẩm thủy sản: Giơ cao đánh khẽ?

Liên quan tới kết luận của đoàn kiểm tra Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) về việc nhiều cá nhân trực thuộc Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đã làm giả hồ sơ hợp quy của hơn 800 sản phẩm thủy sản, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan đại diện Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản khẳng định: vụ việc đã được xử lý từ giữa năm 2015.

ao cá tra
Việc hợp quy các sản phẩm thủy sản có thể bán-mua dễ dàng, chỉ với mức 5 triệu đồng/sản phẩm. Ảnh: Trần Việt

Trên thực tế việc xử lý vụ việc này lại khá đơn giản và có phần "chìm xuồng" . Đó là toàn bộ những cán bộ trực tiếp vi phạm chỉ bị xử lý nội bộ, về cơ bản đã cho thôi việc. Khi đưa ra thắc mắc, hơn 800 sản phẩm bị làm giả hồ sơ được xử lý như thế nào, vị đại diện này từ chối trả lời mà chỉ cho biết, các sản phẩm đều đã được xử lý, song cụ thể ra sao yêu cầu phóng viên Báo Hải quan làm việc trực tiếp với Văn phòng Tổng cục Thủy sản.

Đem những thắc mắc về vụ việc này gửi tới cho ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Việt Nam, đến thời điểm hiện tại phóng viên vẫn chưa nhận được bất kỳ hồi âm nào.

Theo quy định, các sản phẩm là thức ăn trong nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, trước khi bán ra thị trường phải được Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản chấp nhận chất lượng và phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép cho lưu hành.

Tuy nhiên, theo kết quả thanh, kiểm tra của Tổng cục Thủy sản, việc hợp quy các sản phẩm cũng có thể bán-mua dễ dàng, chỉ với mức 5 triệu đồng/sản phẩm để chi cho một số cán bộ và Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản.

Tổng cục  Thủy sản cũng chỉ ra, chỉ với 3 bản phụ lục văn bản được ký khống (ghép vào văn bản gốc), trong hơn 2 năm (2013 và 2014), Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản đã hợp quy hơn 800 sản phẩm cho lưu hành trên thị trường mà không bị cơ quan chức năng nào phát hiện.

Ngay từ giữa năm 2015, Tổng cục Thủy sản đã xác minh điều tra vụ việc này và ra kết luận cho thấy: Từ đầu năm 2013, ông Bùi Đức Quý (lúc đó là Giám đốc Trung tâm) đã cấu kết với các cán bộ của Trung tâm là ông Nguyễn Huy Bàn, bà Đỗ Thị Hà, ông Phạm Hồng Quân, bà Vũ Thị Thu, bà Nguyễn Thị Hà, ông Nguyễn Văn Dũng và ông Lê Tuấn Anh (lúc đó là còn Phó trưởng Phòng Hành chính, Tổng cục Thủy sản) làm giả công văn và ban hành công văn trái luật để đưa tên các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vào bản phụ lục sản phẩm đã được cấp phép lưu hành.

Các đối tượng trên đã làm “khống” danh mục sản phẩm vào phụ lục của 3 văn bản của Tổng Cục Thủy sản (văn bản số 758/TCTS-TTKN, 1526/TCTS-VP, 1789/TCTS-VP), trong đó cấp phép cho lưu hành 140 sản phẩm là thức ăn chăn nuôi và 668 sản phẩm xử lý cải tạo môi trường thủy sản vào lưu hành trái quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo đoàn xác minh, công văn 758/TCTS-TTKN ngày 1-4-2013 thông báo về các sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng yêu cầu bổ sung vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam có tới 2 văn bản cùng số, cùng ngày cùng trích yếu văn bản như nhau nhưng phần phụ lục lại khác nhau.

Bản gốc của văn bản này được lưu tại Văn phòng Tổng cục Thủy sản với phụ lục kèm theo chỉ có 30 sản phẩm. Trong khi đó, bản chính được phát hành có 194 sản phẩm. Một số cá nhân đã ghép thêm vào phụ lục 164 sản phẩm và ban hành vào tháng 12-2014.

Tổng cục Thuỷ sản chỉ ra rằng, để ghép phụ lục công văn này có sự tham gia của ông Nguyễn Huy Bàn, ông Bùi Đức Quý, ông Lê Tuấn Anh và bà Đỗ Thị Hà. Ngoài công văn trên, 4 cá nhân này còn tiếp tục làm giả phần phụ lục tại 2 công văn khác về thông báo thức ăn thuỷ sản và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng yêu cầu.

Công văn 1526/TCTS-TTKN ngày 16-6-2013 cũng có 2 văn bản cùng một số công văn, cùng 1 ngày phát hành. Tuy nhiên, phần phụ lục của hai công văn này lại khác nhau. Bản gốc của công văn lưu tại Tổng cục Thủy sản có phụ lục kèm theo 42 sản phẩm. Trong khi đó, bản chính được phát hành lại có 172 sản phẩm. Như vậy, đã có 130 sản phẩm được ghép thêm. Thời điểm ghép vào tháng 6-2014.

Còn tại văn bản 1789/TCTS- VP ngày 10-7-2013, cũng có 2 văn bản cùng số, cùng ngày trích yếu. Tuy nhiên, phần phụ lục của văn bản gốc có 19 sản phẩm. Trong khi đó, bản chính lưu hành có 190 sản phẩm. Các đối tượng đã ghép thêm 171 sản phẩm vào phụ lục từ tháng 6-2014.

Đoàn kiểm tra cũng xác định, có 2 công văn được xây dựng và ban hành trái quy định của pháp luật là công văn 1382/TCTS-VP ban hành ngày 30-5-2015 và công văn 663/TCTS-TTKN ban hành ngày 22-3-2015. 

Đặc biệt, tại công văn công văn 1382/TCTS-VP ban hành ngày 3-5-2015, số công văn và ngày tháng đã bị phủ bút xóa và lăn số đè lên. Mặc dù thời điểm này, Bộ NN&PTNT đã tạm dừng xem xét việc đăng ký lưu hành sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, song công văn này đã tự ý cho phép 186 sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản đưa vào lưu hành trái quy định của pháp luật.

Xử lý các sai phạm trên, các cá nhân bị tố cáo và các cá nhân được phát hiện trong quá trình xác minh tố cáo được yêu cầu thực hiện tự kiểm điểm trách nhiệm cá nhân tại đơn vị công tác và trước hội đồng kỷ luật công chức, viên chức của Tổng cục Thuỷ sản. Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu thu hồi 5 văn bản trái pháp luật trên và tham mưu ban hành quyết định thu hồi số tiền thu lợi bất hợp pháp trong quá trình giải quyết tố cáo.

Trong vụ việc này, dễ thấy các cá nhân liên quan có dấu hiệu làm giả hồ sơ, công văn của cơ quan chức năng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, song chỉ bị xử lý nội bộ, buộc thôi việc. Điều này đặt ra nghi vấn, phải chăng Bộ NN&PTNT đang có tình trạng “giơ cao đánh khẽ”.

Sự việc đã diễn ra cách đây khá lâu và được khẳng định  được giải quyết dứt diểm ngay từ giữa năm 2015, tuy nhiên mới đây khi được báo chí “khui” ra, dư luận mới được biết đến. Một câu hỏi nữa lại được đặt ra, đó là liệu rằng Bộ NN&PNTT đã “ỉm” đi vụ việc, xử lý "nhẹ nhàng" hành vi vi pham khá nghiêm trọng này?

Ngay từ giữa năm 2015, Tổng cục Thủy sản đã xác minh điều tra vụ việc này và ra kết luận cho thấy: Từ đầu năm 2013, ông Bùi Đức Quý (lúc đó là Giám đốc Trung tâm) đã cấu kết với các cán bộ của Trung tâm là ông Nguyễn Huy Bàn, bà Đỗ Thị Hà, ông Phạm Hồng Quân, bà Vũ Thị Thu, bà Nguyễn Thị Hà, ông Nguyễn Văn Dũng và ông Lê Tuấn Anh (lúc đó là còn Phó trưởng Phòng Hành chính, Tổng Cục Thủy sản) làm giả công văn và ban hành công văn trái luật để đưa tên các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vào bản phụ lục sản phẩm đã được cấp phép lưu hành.

Báo Hải Quan, 21/07/2016
Đăng ngày 22/07/2016
Thanh Nguyễn
Doanh nghiệp
Bình luận
avatar

Cơ chế hoạt động của thuốc gây mê cho cá tôm

Gây mê trong ngành thủy sản đã quá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách gây mê đúng đảm bảo an toàn cho vật nuôi, cho môi trường và cả người thao tác lẫn sử dụng. Hiểu rõ cơ chế hoạt động hay biết được kỹ thuật gây mê sẽ giúp bạn thực hiện gây mê nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cá cảnh
• 10:47 18/07/2024

Thuốc gây mê hóa học và thuốc gây mê tự nhiên cho cá

Khi nhu cầu gây mê trong ngành thủy sản ngày càng cao thì thuốc mê cho cá, tôm ngày càng đa dạng, đa dạng từ nguồn gốc xuất xứ đến thương hiệu sản phẩm, từ đối tượng sử dụng đến hiệu quả thực tế, từ thành phần hóa học đến thành phần tự nhiên.

Thuốc gây mê cho cá tôm
• 11:20 15/07/2024

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 08:00 22/06/2024

Khoáng ăn E – min sự kết hợp hoàn hảo của khoáng, Amino Acid & Enzim

Khoáng chất là thành phần có trong tất cả các mô của cơ thể, đóng vai trò cần thiết đối với đời sống thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Hiểu được tầm quan trọng của khoáng trong ao nuôi tôm, Công ty Khoáng K3 đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm khoáng ăn cao cấp E – min được thiết kế đặc biệt để tăng cường đề kháng và sức khỏe cho tôm trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Vỏ tôm
• 09:00 20/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:08 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:08 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:08 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:08 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:08 20/09/2024
Some text some message..