Làm giàu dưới tán rừng

Trải dài trên 200km từ mũi Hà Tiên đến bờ An Minh, trong hơn 10 năm qua đã có hàng ngàn hộ dân hưởng nguồn lợi trực tiếp từ chủ trương giao khoán đất rừng phòng hộ ven biển.

Làm giàu dưới tán rừng
Ông Trần Văn Dũng (trái) kiểm tra tốc độ sinh trưởng của sò huyết tại vuông nuôi của gia đình trong rừng phòng hộ. (Ảnh: Ngọc Quyên/Thiennhien.net)

Tỉnh Kiên Giang nhờ những hộ dân này mà bảo vệ được rừng, người dân nhờ có rừng mà vươn lên làm giàu ngay dưới tán rừng được nhận khoán bảo vệ.

Năm 1995 UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quyết định giao khoán đất rừng cho các hộ dân chăm sóc khai thác nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng, riêng tại khu vực An Biên, An Minh đã có gần 3000ha rừng được giao khoán cho 876 hộ dân trung bình mỗi hộ dân nhận khoán 4 – 5 ha tuy nhiên do phải giữ 100% diện tích rừng nguồn thu sản phẩm phụ không đủ sống nên một số hộ đã lén lút phá rừng. Thấy được những bất cập này năm 2005 UBND tỉnh có quyết định mới cho phép người dân nhận khoán được khai thác 30% diện tích đất rừng tạo mặt nước nuôi trồng thủy sản để có nguồn thu ổn định.

Chủ tịch Hội nông dân xã Nam Thái A, huyện An Biên cho biết: “Với xã Nam Thái A tổng diện tích rừng giao khoán là 272 ha bên cạnh đó kiểm lâm sẽ giao khoán cho các hộ có nhu cầu sản xuất ở các địa phương, chủ yếu là nuôi sò huyết và nuôi tôm dưới tán rừng.”

Từ ngày chính sách này được thực hiện đến nay đã qua hơn 10 năm, trong thời gian ấy hàng ngàn hộ dân nghèo không có đất sản xuất ở các xã bãi ngang ven biển nhờ rừng mà đã có cuộc sống ngày một sung túc hơn nhất là vài năm trở lại đây giá sò huyết, nghêu và cua tăng cao, nhiều hộ dân sống dưới tán rừng phòng hộ đã trở thành triệu phú.

Hiện tại giá sò đang ở mức cao 100.000đ/kg 100con, khi nuôi đến kích cỡ thu hoạch thì thương lái sẽ đến tận ao để thu mua.
Là 1 trong những hộ dân đầu tiên nhận đất giữ rừng bà Trần Thị Đê ngụ tại xã Nam Thái A cho biết: “Cuộc sống của cả gia đình chỉ cần dựa vào 1ha mặt nước nuôi sò là đủ no ấm. Tùy theo thời tiết khi thu hoạch 1 ha thường đạt 2 – 3 tấn. Những năm trúng mùa sản lượng lên đến 5 tấn bà có thu nhập không dưới 200triệu đồng”.

Vụ thu hoạch sò huyết thường kéo dài từ cuối tháng 11 cho đến tháng 1 năm sau đúng vào dịp năm mới làm cho không khí thêm phần phần khởi.

Cũng theo thời gian không còn nạn chặt phá rừng, những cây đước năm nào đã trở nên cao lớn không chỉ giúp giữ đất chống sạt lỡ mà còn tạo thành các bãi bồi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản.

Đăng ngày 27/02/2018
TH
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 19:25 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:25 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 19:25 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 19:25 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 19:25 21/09/2024
Some text some message..