“Làm luật” ở bến tàu Hộ Phòng

Người dân hay doanh nghiệp muốn đưa hàng hóa xuống tàu tại bến tàu khách Hộ Phòng (ấp 1, thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) phải biết “làm luật” - tức đóng tiền bến bãi.

thu tiền bến tàu
Ông Linh, một trong những người thu tiền bến bãi tại bến tàu khách Hộ Phòng. Nếu không đóng tiền bến, ông này sẽ không cho đưa hàng xuống tàu - Ảnh: Ngọc Khải

Điều đáng nói là tình trạng này tồn tại cả chục năm nay nhưng đơn vị quản lý bến tàu khách và chính quyền địa phương vẫn để kéo dài.

Sáng 20-5, trong vai người dân, chúng tôi đến bến tàu khách Hộ Phòng gửi vài cây gỗ và hai cánh cửa cũ về xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Khi xe ba gác chở hàng vừa trờ đến khu vực bến tàu khách Hộ Phòng thì đã có sẵn 4-5 người đàn ông túc trực “đón” hàng. Một người đàn ông tên Linh mau mắn đi tới khiêng một cây gỗ xuống bến và ra giá bốc vác 50.000 đồng.

Chúng tôi phản ứng, không đồng ý giá này thì ông Linh cho biết phải đóng 20.000 đồng tiền bến bãi, nếu không hàng sẽ không được đem xuống tàu. Ông Linh nói: “Xuống phải đóng bến 20.000 đồng, đưa hàng xuống cho thêm 30.000 đồng”.

Ngay sau đó, một người đàn ông khoảng 40 tuổi cũng nói: “Tự đem xuống thì đóng bến 20.000 đồng, đóng cho tôi”. Ông Linh giải thích lý do thu tiền bến là do nhóm người bốc vác đã thầu lại bến mỗi tháng 1,5 triệu đồng. Số tiền này được gom lại để đóng cho bộ phận quản lý bến tàu.

Theo ông Linh, việc thu tiền bến bãi đã có từ nhiều năm nay, hàng dù đưa lên hay đem xuống tàu đều phải đóng tiền, tùy vào số lượng hàng đem xuống tàu ít hay nhiều. “Không đóng sao cho xuống, luật là vậy. Xuống tàu ba chục ký trở lên là thu tiền” - ông Linh khẳng định.

Một chủ cơ sở thường xuyên vận chuyển hàng gửi qua bến tàu khách Hộ Phòng cho biết: “Bầu không khí của bến tàu khách Hộ Phòng khá nặng nề, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp có hàng hóa lưu thông qua bến đều bị họ ép buộc sử dụng dịch vụ khuân vác với mức giá cắt cổ, cao gấp 4 - 5 lần mức giá có thể chấp nhận được.

Nếu có ai đó phàn nàn, phản đối sẽ nhận ngay những câu chửi bới thô tục, thậm chí còn bị đe dọa hành hung, ngăn cấm không cho hàng hóa xuống tàu. Cả chục năm nay không ai dám đứng ra tố cáo, đành phải chấp nhận sử dụng dịch vụ vô lý ngay cả khi không có nhu cầu”.

Một doanh nghiệp khác đề nghị không nêu tên còn cho biết hàng hóa đưa ra bến chỉ cách tàu khoảng 1m vẫn bị “làm luật” với nhóm người này, sử dụng nhân công bốc vác của mình cũng phải đóng tiền bến.

Ông Mai Văn Phú, phó giám đốc Ban quản lý bến xe tàu Bạc Liêu (đơn vị quản lý bến tàu khách Hộ Phòng), cho biết trước đây tôm nguyên liệu còn nhiều, tại bến tàu khách Hộ Phòng có một đội bốc vác và có giá cả rõ ràng cho mỗi thùng tôm.

Tuy nhiên, hiện tại không còn tôm nhiều như xưa nên đội này tan rã, còn lại 7-8 người hoạt động bốc vác đến hôm nay, mỗi ngày cả đội đóng cho bến 5.000 đồng để làm vệ sinh bến, tổng cộng mỗi tháng là 150.000 đồng và thu theo tháng chứ không phải 1,5 triệu đồng như ông Linh nói.

Ông Phú cũng nói thường xuyên nhắc nhở những người này làm ăn phải dựa trên thỏa thuận với khách hàng. Riêng việc người dân tự mang hàng hóa cũng phải đóng tiền bến, ông Phú nói: “Khi cô bác tự khiêng thì không được quyền lấy tiền, dứt khoát không được”.

Khi chúng tôi đặt vấn đề vì sao ban quản lý không tổ chức lực lượng làm dịch vụ bốc vác, ông Phú và ông Nguyễn Tuấn Sơn (trưởng ban quản lý bến tàu khách Hộ Phòng) đều cho rằng không thể làm được vì “phức tạp lắm”, “người lạ vào đây là rất khó”. Ông Sơn nói từng bị người thân của ông Linh “đánh phủ đầu”.

Báo Tuổi Trẻ, 30/05/2015
Đăng ngày 31/05/2015
Ngọc Khải - Chí Quốc
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 13:27 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:27 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 13:27 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:27 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:27 23/09/2024
Some text some message..