Làng chài miền Tây trên núi

Từ những người làm thuê, nợ nần bủa vây, nay 29 hộ dân sống trên lòng hồ Sê San tự đánh bắt, nuôi cá... có thu nhập ổn định.

Làng chài
Ngôi làng nổi của các cư dân miền Tây trên sông Sê San, Kon Tum.

"Đôi lúc nhớ cảm giác chờ mùa nước lên, tháng 8-9 âm lịch", chị Hà Thị Diễm Nhung, 35 tuổi, nói khi ngồi đong đưa trên chiếc võng trong căn nhà nổi trên sông Sê San, cách bờ khoảng 50 m.

Chị là một trong số những cư dân các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... lên mưu sinh trên sông Sê San - một trong các phụ lưu lớn của sông Mekong, bắt nguồn ở Bắc Tây Nguyên, từ 10 năm trước.

Quê chị Nhung ở An Giang. Người phụ nữ này theo chồng lên Kon Tum lập nghiệp từ năm 2011, bằng số tiền dành dụm của hai vợ chồng trong những năm làm thuê. "Năm đó đang làm công nhân ở Sài Gòn, nghe một số người thân ở miền Tây lên đánh bắt ở vùng biên giới bảo, thủy điện Sê San vừa mới ngăn đập, tôm cá dồi dào nên đi luôn", chị Nhung nhớ lại.


Chị Nhung phơi cá trê, đóng gói bán cho khách du lịch.

Lên đến nơi, vợ chồng chị mua một chiếc ghe nhỏ, làm nơi ăn ở và kiếm sống. Ban ngày họ neo đậu gần bờ ở xã Ia O (Gia Lai), đêm ra giữa sông đánh bắt. Vợ chồng chị Nhung nằm trong số những cư dân từ miền Tây lên - không giấy tờ, không đất đai, nhiều lần bị giới chức địa phương xua đuổi. Họ không còn lựa chọn nào khác là chèo thuyền ra xa, hoặc lánh sang bờ bên kia (tỉnh Kon Tum), ẩn nấp.

Cuộc trốn chạy kéo dài bốn năm. Năm 2015, vợ chồng chị Nhung cùng hàng chục hộ dân khác đã được chính quyền xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) chấp thuận cho định cư, làm ăn sinh sống trên sông Sê San. Ba năm sau, mỗi hộ được cấp 400 m2 và 50 triệu đồng tiền xây nhà.

"Bây giờ, cả làng chài ai cũng có cuộc sống ổn định nhờ đánh bắt và nuôi cá lồng bè. Có nhà xây tránh trú những lúc mưa gió", chị Nhung nói và cho biết, đợt này nghỉ dịch, hai người con của chị ở luôn trên sông phụ giúp bố mẹ buôn bán và cho đàn cá ăn. Còn những hôm đi học, chúng ở trên nhà vừa mới xây (cách làng chài khoảng 2 km).

Chị Nhung hàng ngày ở trên sông buôn bán tạp hóa, thỉnh thoảng có khách du lịch, chị nấu nướng phụ vụ. Năm ngoái lượng khách mỗi ngày một đông, có hôm trăm khách, hai vợ chồng làm không xuể, phải thuê người cháu từ dưới quê lên phụ chở khách. "Hôm nào gảnh gỗi (rảnh rỗi), chồng chị mới đi ra sông quay gớ (rớ) cá cơm, kiếm nửa triệu mỗi đêm", chị Nhung nói.

Cá cơm mang chị Nhung phơi phô, để làm bánh tráng cá cơm (món đặc trưng của miền Tây) và cá cơm chiên bột, bán cho khách du lịch. Ngoài ra, vợ chồng chị còn làm lồng nuôi cá chình, trê, diêu hồng... tăng thêm thu nhập. Vợ chồng chị bàn nhau sắp tới mở rộng quy mô quán và xin chính quyền được di dời vào sát ngọn núi ở giữa sông cho khuất gió, và đào giếng nước uống và chăn nuôi gia súc.

Cách nhà nổi của gia đình chị Nhung khoảng 30 m, ông Nguyễn Văn Tụng, 70 tuổi, quê An Giang chuẩn bị dụng cụ cho chuyến đánh bắt buổi tối trên sông Sê San. Người vợ ngồi cạnh phụ giúp ông chuyển đồ xuống ghe. Ông bảo mình còn khỏe, với lại cá tôm đang chờ mình người sông, không thể không đi.

Ba người con của ông Tụng lên đánh bắt trên dòng Sê San từ hơn 10 năm trước. Năm đó, ở vùng sông nước miền Tây mất mùa. Nghe tin ở trên núi có con đập mới ngăn, nguồn thủy sản dồi dào. Những người con của ông lần lượt lên vùng lòng hồ mưu sinh.


Cứ 17h, các cư dân làng chài chạy ghe bắt đầu chạy ghe đi thắp đèn, khoảng 3-4h sáng hôm sau họ thức dậy đi quay rớ.

Lúc mới lên, chúng chỉ sống trong những chiếc ghe nhỏ, đêm đêm chèo ra giữa sông bắt con tôm, con cá làm kế sinh nhai.

Nghe con kể qua điện thoại, những năm đầu cứ thả lưới xuống là bắt được những loại cá lớn như cá lăng, cá sọc dưa, cá cơm..., nhận thấy việc kiếm sống ở đây đỡ chật vật hơn ở quê, vợ chồng ông Tụng bán hết ruộng vườn, lên làm cái nhà nổi cạnh bên nhà con trai đầu hơn 2 năm nay.

Ngoài việc đi đánh lưới, quay rớ, thả lừ, kiếm mỗi đêm 200 - 300 nghìn đồng, ông Tụng nuôi thêm 3.000 con cá lóc, lãi năm vài chục triệu. "Ở quê đâu được như vậy, làm thuê làm mướn quanh năm cũng không đủ ăn", ông Tụng nhớ lại.

Ông Nguyễn Phú An - Phó chủ tịch UBND xã Ia Tơi cho biết, sắp tới chính quyền sẽ tiến hành cải tạo bến - nơi đưa đón khách du lịch và người dân vào khu vực làng chài, nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. "Địa phương đang hỗ trợ cho các cư dân làng chài nuôi cá lồng. Chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất để người dân an cư lập nghiệp", ông An cho hay.

VnExpress
Đăng ngày 02/03/2020
Trần Hóa
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:44 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:44 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:44 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:44 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:44 21/09/2024
Some text some message..