Làng tỷ phú trên đảo Bình Ba

Bình Ba là một trong 2 đảo thuộc xã đảo Cam Bình (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) được mệnh danh là “vương quốc” tôm hùm. Không chỉ vì con tôm đem lại cuộc sống giàu có cho dân đảo, mà cách người dân giữ cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững là điều đáng nói hơn.

dao Binh Ba
Một góc đảo Bình Ba

Thương hiệu đảo tôm

Bình Ba nằm biệt lập với đất liền. Từ cảng Đá Bạc (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) ra đảo Bình Ba khoảng 7 hải lý, mất khoảng 1 giờ 20 phút đi đò. Xã Cam Bình có 2 đảo và 4 thôn, riêng đảo Bình Ba đã có 3 thôn. Từ xưa đến nay, do giao thương cách trở nên kinh tế Bình Ba chậm phát triển, mọi hoạt động giao thương giữa đảo với đất liền, đa phần chỉ là trao đổi hàng hóa, nhu yếu phẩm cho đảo nên Bình Ba ít được biết đến. Thế nhưng, từ khi con tôm hùm nuôi bén duyên với Bình Ba, bộ mặt xã đảo đã khác. Bình Ba dần hình thành nên những làng nuôi tôm hùm quy mô lớn, chuyên nghiệp. Trên đảo, nhà cao tầng, quán sá nhanh chóng mọc lên. Bình Ba trở thành một địa điểm giao thương tấp nập, sầm uất. Bởi vậy, người dân xứ trầm hương Khánh Hòa có câu: “Yến sào Hòn Nội/ Vịt lội Ninh Hòa/ Tôm hùm Bình Ba/ Nai khô Diên Khánh” để nói về những đặc sản từng vùng quê trù phú.

Theo ông Trần Văn Hóa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cam Bình, Bình Ba được gọi là đảo tôm hùm bởi xưa nay Bình Ba có rất nhiều tôm hùm tự nhiên. Nhưng nhiều đến mấy khai thác quá mức rồi cũng hết. Tôm tự nhiên ít dần, người dân Bình Ba quay sang học cách nuôi tôm hùm với triết lý đơn giản: Nếu ở Bình Ba có tôm hùm tự nhiên nhiều, hẳn đó là nơi có môi trường sống tốt của loài tôm hùm. Vậy là, từ khi tôm hùm nuôi xuất hiện tại các vùng biển Nam Trung bộ, người dân Bình Ba đã nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật nuôi loài tôm có giá trị cao này. Ông Nguyễn Trọng Kha, một trong những người tiên phong nuôi tôm tại Bình Ba cho biết, ban đầu ở Bình Ba chỉ vài người nuôi thử nghiệm, nhưng sau khoảng 3 vụ nuôi, thấy ai cũng thắng lớn nên hàng trăm hộ dân Bình Ba xoay xở vốn nuôi tôm. Trong 4 - 5 năm liền, người nuôi tôm trên đảo đều trúng lớn, tích lũy được nhiều tiền và hơn hết là làm giàu thương hiệu “Đảo tôm Bình Ba” càng bay xa.

Hiệu quả và bền vững

Nhiều thương lái chuyên kinh doanh tôm hùm cho biết, ở miền Trung có nhiều nơi nuôi tôm hùm, nhưng không có nơi nào nuôi tôm hiệu quả và bền vững như ở Bình Ba. Nói như ông Trần Văn Hóa, hiện người dân có tiền tỷ trong tay chiếm đến 20% dân số xã đảo, còn có vài trăm triệu đến một tỷ đồng thì vô kể. Để minh chứng, ông Hóa chỉ tay về phía mép biển, nơi có những khách sạn 1-2 sao và các nhà hàng nổi nằm chi chít và cho biết, những khách sạn, nhà hàng đó đều do dân xã đảo xây dựng từ việc nuôi tôm hùm. Vậy nên, chẳng có gì khó hiểu khi Bình Ba là xã đảo đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của Khánh Hòa, với mức thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi người/năm.

Bình Ba đã và đang giàu lên từng ngày nhờ việc nuôi tôm hùm. Nhưng vì sao trong khi nhiều vùng nuôi khác thất bại nhưng ở Bình Ba lại thành công? Điều này được anh Trần Ngọc Huy, một tỷ phú tôm hùm nuôi lồng tại Bình Ba, lý giải: “Tôm hùm nuôi cần môi trường sống sạch, chăm sóc như đưa đứa trẻ sơ sinh. Cách đây hơn 5 năm, chính việc phát triển “nóng” lồng bè nuôi tôm khiến nguồn nước ở đây ô nhiễm nghiêm trọng nên có người nuôi trắng tay. 3 năm qua, nhờ chủ trương hạn chế lồng bè, giữ môi trường sạch trên đảo bằng các tổ tự quản trên bè tôm đã được chính quyền địa phương đề ra, người dân đảo hưởng ứng ngay. Với 1.000 hộ nuôi, mỗi tháng đóng góp 300.000 đồng/hộ đã cho ra đời 20 tổ thu gom rác thải. Hàng ngày họ đi thu gom thức ăn thừa, rác thải tại các vị trí nuôi tôm để đem đi xử lý tập trung. Kết quả, trong 3 vụ nuôi tôm gần đây, tôm hùm mắc bệnh hầu như giảm rõ rệt nên những mùa bội thu đã đến với dân Bình Ba.

Đến với “làng tỷ phú Bình Ba” những ngày này là màu xanh ngắt của biển, của những hàng cây xanh mát và khắp trên đảo là những bè nuôi hải sản đem lại nguồn lợi tiền tỷ…

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 14/06/2016
Đăng ngày 14/06/2016
Văn Ngọc
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 02:28 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 02:28 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 02:28 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 02:28 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 02:28 25/09/2024
Some text some message..