Lào Cai: Cá chết hàng loạt ở Trì Quang do nắng nóng

Một số hộ nuôi thủy sản tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng do tình trạng cá chết hàng loạt. Tính đến thời điểm này, toàn xã đã có khoảng trên 4 tấn cá bị chết.

Lào Cai: Cá chết hàng loạt ở Trì Quang do nắng nóng
Nuôi cá Lào Cai. Ảnh: THLC

Theo phản ánh của chính quyền và người dân địa phương, tình trạng cá chết hàng loạt diễn ra rải rác từ cuối tháng 7, nhưng đỉnh điểm bắt đầu từ khoảng ngày 10/8 đến nay, tập trung chủ yếu ở các ao, hồ được người dân chăn nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, bao gồm cả trắm cỏ, chép và rô phi đơn tính. Về nguyên nhân của hiện tượng này, ông Vũ Văn Trọng, cán bộ phụ trách mảng nông, lâm nghiêp và xây dựng nông thôn mới xã Trì Quang cho biết: "Nguyên nhân cá chết rải rác ở một số hộ chăn nuôi hình thức công nghiệp là do thời tiết nắng nóng quá, dẫn đến tình trạng là ao hồ bị thiếu ô xi và có những hộ, khi chăn nuôi thì lại không có máy phát điện dự phòng, nên xảy ra tình trạng cá bị chết hàng loạt".

Là 01 trong những hộ dân bị thiệt hại kinh tế do cá chết hàng loạt trong những ngày qua, bà Phạm Thị Tám, hộ chăn nuôi thủy sản của xã Trì Quang cho biết: "Nhà tôi cá chết là do quên bật sục nên cá thiếu ô xi, cá chết phải đến 05 – 06 tạ, toàn cá trắm, cá chép sắp được thu hoạch, nên là cũng mất khoản tiền lớn. Nuôi cá mà sơ sểnh tý thôi là mất lãi như chơi, mất cả gốc luôn".

Được biết, trong vòng 03 – 04 năm trở lại đây, phong trào nuôi thủy sản của xã Trì Quang phát triển tương đối mạnh do nhiều hộ dân đã thực hiện việc chuyển đổi những chân ruộng xấu, cấy lúa không hiệu quả sang đào ao thả cá. Đến thời điểm hiện tại, toàn xã có mặt nước nuôi trồng thủy sản lên tới 45 ha. Chỉ tính riêng trong 06 tháng đầu năm 2019 này, nông dân xã Trì Quang đã bán ra thị trường 125 tấn cá, tăng gần 60 tấn so với cùng kỳ năm 2018. Xác định ngành nuôi thủy sản là thế mạnh kinh tế, mang thêm nguồn thu nhập để giảm nghèo bền vững cho người dân, chính quyền xã đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi thủy sản an toàn và hiệu quả. Ông Vũ Văn Trọng cho biết thêm: "Hàng năm chúng tôi thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con. Từ tháng 7 đến nay, chúng tôi phối hợp với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện và Trường Cao đẳng Lào Cai mở 02 lớp tập huấn về chăn nuôi thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm; 02 lớp đào tạo nghề cho khoảng 70 người, thời gian đào tạo 02 tháng hiện giờ đang học, mà đối tượng là dành cho những hộ nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn".  

Tuy chính quyền địa phương đã có quy hoạch chăn nuôi thủy sản rõ ràng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, song trước những biến đổi khí hậu cực đoan, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài như những ngày qua, việc xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt tại hệ thống các ao hồ chăn nuôi thủy sản theo hình thức công nghiệp tại xã Trì Quang là điều khó tránh khỏi; được biết, tình trạng này cũng đã xảy ra ở 01 số địa phương khác trên địa bàn huyện Bảo Thắng và toàn tỉnh. Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai khuyến cáo: Để giảm nguy cơ ô nhiễm hữu cơ trong ao, khiến hiện tượng cá chết hàng loạt do thời tiết nắng nóng, các hộ chăn nuôi thủy sản cần cho cá ăn lượng vừa phải, thu dọn sạch thức ăn dư thừa; thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh có thể ổn định tảo và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi; chống xói lở bờ ao và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao; nguồn nước lấy vào ao phải qua lắng lọc. Để hạn chế cá bị sốc nhiệt, bà con cần thực hiện một số biện pháp chống nóng cho cá như: Duy trì mực nước trong ao dưới 1,5 m; trồng cây dây leo như bầu, bí trên bờ làm dàn xuống ao che nắng; thả bèo trên mặt ao và phải thường xuyên bật máy sục, duy trì đảm bảo lượng ô xi trong nước, nhất là đối với diện tích ao hồ chăn nuôi cá theo hình thức công nghiệp.

Bà con cũng đặc biệt lưu ý, thời điểm này thường xuất hiện những trận mưa rào đột ngột có thể làm thay đổi môi trường ao nuôi, kéo theo độ PH giảm thấp, do vậy, cần thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết, có kế hoạch bón vôi quanh bờ ao để cân bằng lượng PH khi có mưa bão, hạn chế thấp nhất những thiệt hại kinh tế do tình trạng cá chết  hàng loạt vì nắng nóng.

THLC
Đăng ngày 22/08/2019
An Hồng
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 18:26 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:26 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 18:26 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 18:26 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 18:26 23/09/2024
Some text some message..