Leo núi lên Ngũ Chỉ Sơn ở Sa Pa xem bà con dân tộc Mông nuôi cá quý tộc dày đặc

Thôn Can Hồ Mông, xã Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa, Lào Cai), có 100% là đồng bào Mông. Bằng những cách làm hiệu quả, người dân vùng cao vươn lên làm giàu, trong đó nhiều hộ đang có thu nhập khá, thu nhập cao nhờ làm bể nuôi cá nước lạnh, chủ yếu là nuôi cá hồi.

Cho cá ăn
Đồng bào Mông vươn lên làm giàu nhờ việc nuôi cá hồi nước lạnh. Ảnh: danviet.vn

Nuôi cá hồi-mô hình thay đổi tư duy sản xuất ở vùng cao Lào Cai

Đến thôn Can Hồ Mông vào dịp cuối năm 2022, chúng tôi ấn tượng bởi tuyến đường vào thôn nay đã được bê tông kiên cố hóa khang trang, nhiều nhà xây mọc lên san sát minh chứng về sự đổi thay ở vùng đất này.

Thôn Can Hồ Mông (tiếng Mông gọi là há đê khúa nghĩa là vùng nước cạn), sở dĩ có tên như vậy bởi trước đây trong thôn khan hiếm nước, nước ở trên cao chỉ chảy xuống đến nửa chừng trong rừng, dòng nước không chảy về đến thôn. 

Đồng bào Mông tìm cách giải quyết bài toán "giảm nghèo"Một góc thôn Can Hồ Mông, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa (Lào Cai) hôm nay. Ảnh: Mùa Xuân.

Thôn Can Hồ Mông là một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã Ngũ Chỉ Sơn, những năm trước đây, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc nuôi con gì, trồng cây gì để giải bài toán thoát nghèo luôn trăn trở đối với bà con. 

Thế rồi được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện cho người dân đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình kinh tế hiệu quả ở các địa phương khác trong và ngoài xã để về áp dụng thực tế trong thôn.

Điểm nhấn là, phát huy tiềm năng thế mạnh vùng khí hậu lạnh cùng với nguồn nước dồi dào quanh năm, nhiều hộ dân trong thôn Can Hồ Mông đã mạnh dạn vay vốn đầu tư ao, ống dẫn nước, mua giống cá hồi, cá tầm về nuôi.

Nước dồi dào quanh nămPhát huy tiềm năng thế mạnh về nguồn nước, khí hậu lạnh đồng bào Mông vùng cao Lào Cai đã phát triển nuôi cá nước lạnh, chủ yếu là nuôi cá hồi để nâng cao thu nhập. Ảnh: Mùa Xuân.

Để có kỹ thuật nuôi cá, ngoài các hộ dân học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương đã nuôi trước, các hội đoàn thể xã Ngũ Chỉ Sơn đã phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn của thị xã Sa Pa mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi, phòng trừ bệnh cho cá hồi, cá tầm.

Từ những cách làm đó, nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập từ 100 đến 200 triệu đồng/năm, một số hộ gia đình đã có thêm điều kiện dựng nhà mới kiên cố, mở rộng quy mô sản xuất…

Nuôi cá hồi, cá nước lạnh ở vùng cao Lào Cai

Chị Sùng Thị Dua, thôn Can Hồ Mông, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, chia sẻ: Năm 2019, gia đình tôi đã đầu tư ống nhựa dẫn nước để nuôi cá hồi. Mỗi năm gia đình tôi mua từ 2.000 – 3.000 con cá hồi giống về nuôi. Năm nay, gia đình tôi xuất bán được 1,6 tấn cá hồi ra thị trường, với giá bán 200 nghìn đồng/kg, thu về hơn 300 triệu đồng. Nhờ nuôi cá lồng mà gia đình tôi đã có cuộc sống khá giả hơn so với trước đây.

Đổi đời nhờ nuôi cá hồi nước lạnhNhờ việc nuôi cá hồi nước lạnh, đã có rất nhiều hộ dân người Mông khấm khá hơn trong bài toán kinh tế. Ảnh: Mùa Xuân

Còn anh Lý A Lùng, thôn Can Hồ Mông, xã Ngũ Chỉ Sơn để nâng cao thu nhập cho gia đình, năm 2019, anh Lùng đã bỏ 120 triệu đồng từ số vốn tiết kiệm của gia đình để mua ống nhựa, xây 2 ao, với diện tích hơn 100 m2 để phát triển nuôi cá hồi.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi, anh Lùng cho hay, trước anh hay theo nhà anh họ anh đã học hỏi và xem cách họ nuôi, chăm sóc để rồi về áp dụng cho gia đình. Ngoài ra, anh Lùng còn được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá do xã Ngũ Chỉ Sơn và thị xã Sa Pa tổ chức đã giúp anh nuôi cá nước lạnh hiệu quả.

Mô hình nuôi cá hồi nước lạnhNgười dân thôn Can Hồ Mông, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa chủ yếu nuôi cá hồi, đây là cá có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Mùa Xuân.

Ông Giàng A Phẳng, Trưởng thôn Can Hồ Mông, cho biết: Thôn Can Hồ Mông có 66 hộ dân, với hơn 370 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. 

Những năm trước đây, thu nhập của bà con trong thôn chỉ phụ thuộc vào cây ngô, cây sắn năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ vốn, cây con giống, dạy nghề… đã giúp bà con thay đổi cách nghĩ, tư duy sản xuất.

Theo ông Phẳng, đến nay hầu như các hộ dân trong thôn đều lựa chọn phát triển nuôi cá nước lạnh và phát triển trồng cây dược liệu. Đây là một trong những hướng đi trong phát triển kinh tế từng bước giúp các hộ vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng ở địa phương. Nhờ vậy, hiện thôn Can Hồ Mông chỉ còn 25 hộ nghèo theo tiêu chí mới.

Bà Tẩn Sử Mẩy, Phó Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, cho biết: 5 năm trở về trước, kinh tế, xã hội thôn Can Hồ Mông rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhưng nhờ phát huy tiềm năng thế mạnh để phát triển nuôi cá nước lạnh, trồng cây dược liệu cuộc sống của bà con thôn người Mông đã khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Những cây đào, cây mận đang bung nở rộ hoa, khoe sắc đón chào một mùa xuân mới đang về với rẻo cao. Chúng tôi chia tay bà con thôn Can Hồ Mông vùng cao trong niềm cảm phục những nỗ lực vượt qua khó khăn. Tin rằng, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự nỗ lực của người dân, cuộc sống đồng bào Mông nơi đây sẽ ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân Việt
Đăng ngày 04/01/2023
Mùa Xuân
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 11:05 19/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:05 19/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 11:05 19/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 11:05 19/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 11:05 19/09/2024
Some text some message..