Liên kết hoàn thiện chuỗi giá trị nông nghiệp

Các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đang mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trong hợp tác, giao thương quốc tế. Theo đó, lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam mang nhiều kỳ vọng sẽ khẳng định được vị thế và giá trị trên thị trường thế giới. Theo các chuyên gia, muốn làm được điều này, chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp cần phải có sự điều chỉnh, đầu tư tương xứng, liên kết một cách toàn diện, thống nhất thay vì chỉ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính cạnh tranh như hiện nay.

rau củ quả
Các mặt hàng nông sản, rau quả của Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu khi thị trường mở cửa. Trong ảnh: Khách hàng tham quan các gian hàng trưng bày nông sản tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2015 tại TP Cần Thơ.

* Cơ hội đan xen thách thức

Theo các chuyên gia, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm 40% tổng GDP và hơn 30% tổng thương mại toàn cầu. Tham gia TPP, Việt Nam có nhiều tiềm năng về xuất khẩu nông thủy sản. Khi mở cửa thị trường, các mặt hàng rau quả, thủy sản, cà phê, điều… có nhiều cơ hội xuất khẩu. Trong khi đó, ngành chăn nuôi sẽ khó có khả năng cạnh tranh do quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: Với TPP, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có khả năng tăng trưởng mạnh vì là sản phẩm nhiệt đới, có sự bổ trợ cho sản phẩm của các nước ôn đới. Đồng thời, khi nhập khẩu sản phẩm rau quả từ các nước này vào Việt Nam cũng không cạnh tranh nhiều với sản phẩm trong nước. Tuy nhiên cái khó hiện nay là rau quả của Việt Nam còn sản xuất manh mún, khó đáp ứng các đơn hàng lớn. Còn đối với ngành chăn nuôi, sản phẩm gà Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ, thịt bò tươi sống và sữa khó cạnh tranh với Úc, New Zealand.

Đầu năm 2016, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực. Với Hiệp định này, đối với các mặt hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, Hàn Quốc cam kết ưu đãi cắt giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu cho nhóm hàng nông thủy sản chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, thực phẩm chế biến. Ông Hong Won Sik, Tổng Giám đốc Lotte Mart Việt Nam, chia sẻ: Hiện Lotte có 285 cửa hàng tại 4 quốc gia gồm Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia. Với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA), sẽ có nhiều mặt hàng của Việt Nam được nới lỏng để đi vào thị trường Hàn Quốc. Các quy định về kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm của Hàn Quốc rất ngặt nghèo. Do đó, doanh nghiệp muốn chọn mặt hàng nào xuất khẩu sang Hàn Quốc phải đảm bảo tuân thủ những quy định này. Tuy nhiên, Hàn Quốc không chỉ nhập khẩu từ Việt Nam mà còn từ nhiều quốc gia khác như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan.... Sản phẩm hàng hóa của Việt Nam khi vào Hàn Quốc không chỉ phải cạnh tranh với doanh nghiệp Hàn Quốc mà còn cạnh tranh với sản phẩm đến từ nhiều quốc gia khác.

Các hiệp định thương mại được ký kết và chính thức có hiệu lực, ngoài cơ hội xuất khẩu mở ra cho doanh nghiệp Việt, thị trường trong nước cũng mở cửa đón dòng hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên tham gia ký kết Hiệp định thương mại, đón các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam. Và tại các nước nhập khẩu, doanh nghiệp Việt sẽ cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Sản phẩm nông thủy sản của Việt Nam có nhiều cơ hội hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do song sức cạnh tranh còn hạn chế, chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chưa hoàn thiện, sản phẩm xuất khẩu phải đối mặt với rào cản kỹ thuật, các vấn đề về vệ sinh dịch tể... Để tận dụng được lợi ích mang lại từ các Hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ nguồn lực tài chính để phát triển và nâng cao chuỗi giá trị các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực.

* Ðầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị ngành hàng trong sản xuất nông nghiệp cần được thống nhất từ đầu vào đến đầu ra. Chẳng hạn như sản xuất lúa gạo, trái cây phải bắt nguồn từ khâu giống đến khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng bao bì, vận chuyển và tiêu thụ. Ông Hong Won Sik, Tổng Giám đốc Lotte Mart Việt Nam, cho biết thêm: Nhiều sản phẩm của Việt Nam rất được người tiêu dùng Hàn Quốc ưa chuộng như rau quả, thực phẩm chế biến, dụng cụ gia dụng, đồ dùng nhà bếp... Khi đưa sản phẩm thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến của Việt Nam vào bán tại hệ thống cửa hàng của Lotte Mart tại Hàn Quốc, ngoài việc chú ý đến hương vị, chúng tôi còn quan tâm đến tính đồng nhất của sản phẩm về kích cỡ, chất lượng, màu sắc, độ ngọt nhất là đối với các loại trái cây. Thời gian nhập khẩu vào Hàn Quốc cũng phải đảm bảo phù hợp theo mùa, theo thời tiết của Hàn Quốc. Các sản phẩm chế biến cũng cần đổi mới hơn về bao bì sao cho bắt mắt vì hiện nay khâu đóng gói, thiết kế bao bì cho sản phẩm của doanh nghiệp Việt còn hạn chế so với một số nước cùng nhập khẩu vào Hàn Quốc như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc...

Muốn phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cần phải có sự đầu tư hợp lý cho toàn chuỗi. Bài toán vốn luôn là vấn đề khó khăn đối với tác nhân chính của chuỗi giá trị là doanh nghiệp và nông dân. Ông Trần Ngọc Tồn, Trưởng Văn phòng Đại diện khu vực Tây Nam bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), cho biết: "Thời gian tới, Agribank sẽ tiếp tục tập trung nguồn vốn để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chú trọng đầu tư vào các mô hình liên kết chuỗi giá trị. Agribank đặt ra mục tiêu đưa tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 75% dư nợ cho vay nền kinh tế và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cùng nông dân là đối tượng phục vụ chính của ngân hàng. Agribank cam kết tiếp tục là ngân hàng chủ lực trong kết nối triển khai chương trình đầu tư cho vay vào các chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, Agribank sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các ngân hàng tham gia triển khai mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao".

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhìn chung hội nhập luôn mang tính chất 2 mặt, một khi thị trường mở cửa theo TPP thì người tiêu dùng có lợi song đổi lại người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ thiệt hại. Do đó, nông dân cần liên kết với doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi giá trị. Các bên liên quan trong chuỗi giá trị phải cùng nhau vạch ra lộ trình liên kết lâu dài để đối phó với những tác động tiêu cực khi hội nhập. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hóa nông lâm thủy sản của Việt Nam phải tăng cường nâng cao năng suất lao động, phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho các ngành sản xuất. Cần đẩy nhanh chiến lược tái cơ cấu ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Về phía các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực dự báo và phân tích thị trường, nâng cao khả năng vận dụng các cam kết và các biện pháp được áp dụng trong các Hiệp định thương mại tự do.

Báo Cần Thơ/Kinh tế nông thôn, 09/12/2015
Đăng ngày 10/12/2015
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 05:49 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 05:49 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 05:49 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 05:49 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 05:49 22/09/2024
Some text some message..