Loài cá đặc sản mùa nước nổi của người dân miền Tây

Vào mùa nước nổi, người dân ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đều rất phấn khởi bởi con nước này không chỉ đem đến phù sa mà còn mang lại một loài cá với tên gọi đặc biệt: Cá linh.

Cá linh
Cá linh là đặc sản mùa nước nổi của người dân miền Tây

Hiện nay, khi nhắc đến Tây nam bộ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một vùng đất hết sức “giàu có” về đặc sản, nhất là vào các mùa nước nổi. Trong số đó, cá linh là một trong những món ăn nhất định không nên bỏ lỡ khi ghé thăm nơi đây.

Cá linh có hai loại chủ yếu là cá linh tự nhiên gồm có: Cá linh ống, cá linh rìa và cá linh nhân tạo. Dù vậy, phần lớn người tiêu dùng vẫn ưa chuộng cá linh tự nhiên hơn dù cách biệt về giá của cả hai loại lên đến vài chục nghìn đồng. 

Hằng năm, vào mùa lũ về thì cá linh sẽ đi theo đàn xuôi theo con nước tìm nơi đẻ trứng. Trong quá trình này, thức ăn chủ yếu của cá linh thường là rong rêu ngầm. Cụ thể, cá linh thường xuất hiện vào tháng 6, tháng 7 âm lịch khi nước từ thượng nguồn sông Mê Kông tràn về miền Tây. Theo thông tin từ ông Trần Anh Dũng - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang thì năm nay cá linh xuất hiện trong tháng 7 âm lịch, tức trễ hơn năm ngoái nửa tháng.

Ít người biết rằng trước khi cá linh trở thành “đặc sản của đặc sản” ở miền Tây thì trong quá khứ, cụ thể là vào khoảng 20-30 năm trước, cá linh từng bị coi như một thực phẩm “rẻ như bèo”. Tuy nhiên, càng về sau thì loài cá này càng bị đánh bắt nhiều hơn cũng như do những sự biến đổi của khí hậu, thời tiết mà cá linh bắt đầu trở nên hiếm hoi hơn. 

Từ đó, giá của cá linh ngày càng “leo thang”. Tại các khu chợ như: Đồng Tháp, An Giang,... cá linh có giá khoảng 200.000 đồng/kg loại chưa được làm sạch, còn loại đã được làm sạch sẽ có giá dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg tùy loại và tùy khu vực.

Món cá linhĐặc sản miền Tây mà bạn nhất định phải thử. Ảnh: thanhnien.vn

Ở vào đầu mùa nước nổi, cá linh khá nhỏ, kích cỡ chỉ khoảng bằng đầu đũa ăn cơm. Thông thường, giai đoạn chớm lũ sẽ xảy ra tình trạng đánh bắt “quá tay” do nhiều người cho rằng thời điểm này thưởng thức cá linh non là ngon nhất bởi do chúng còn nhỏ nên thịt béo, thơm, còn xương thì rất mềm. Cũng từ lý do này mà giá bán cá linh đầu mùa bao giờ cũng cao hơn khi vào mùa hoặc ở cuối mùa nước nổi.

Cá linh non lớn rất nhanh, khi trưởng thành có thể to hơn một ngón tay. Cá linh non ở đầu mùa thường được dùng để chế biến rất nhiều món ăn như: Cá linh kho tiêu, cá linh nấu canh chua, cá linh nhúng giấm,... Còn khi cá linh đạt kích cỡ lớn hơn thì chủ yếu được dùng để làm mắm hay làm nước mắm.

Những năm trở lại đây, khi cá linh trở thành đặc sản mùa nước nổi ở miền Tây, loại cá này đã bị đánh bắt đến mức đang phải đối diện với nguy cơ tận diệt. Thế nên, hiện nay để đảm bảo giữ vững giá trị kinh tế của loài cá này cũng như không gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của những loại thủy sản tự nhiên khác, các cơ quan chức năng đã đưa ra những quy định hạn chế đánh bắt vào đầu mùa nước nổi.

Bởi ở thời điểm này, cá linh còn chưa kịp sinh sản, nếu khai thác cá linh lúc này chẳng khác nào vô tình triệt tiêu tận gốc loài cá đang khan hiếm này. 

Bên cạnh đó, để có thể bảo toàn được lượng cá linh đạt đến giai đoạn sinh sản, chúng ta cũng cần rà soát lại việc sử dụng loại ngư cụ dùng để đánh bắt cá linh.

Đặc biệt, tại Đồng Tháp hiện nay cũng đã triển khai mô hình thả nuôi cá linh cùng tôm càng xanh. Như vậy, người dân vừa có thể tận dụng những ao nuôi bỏ hoang, vừa giảm thiểu chi phí thức ăn mà còn thu được lợi nhuận cao bởi mô hình này đang được định hướng phát triển theo hướng hữu cơ.

Đăng ngày 29/10/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Kháng sinh đồ và hiệu quả giảm thiểu kháng kháng sinh trong nuôi tôm

Kháng sinh hiện nay như một biện pháp trị bệnh cho tôm hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến. Việc này gây ra hệ lụy lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Để giải quyết vấn nạn này, kháng sinh đồ trở thành công cụ quan trọng để sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả và bền vững.

Đĩa khuẩn
• 10:16 08/07/2024

Hiện tượng san hô trắng

Hiện tượng san hô trắng, hay còn gọi là tẩy trắng san hô, là một hiện tượng đáng báo động đối với hệ sinh thái biển. Khi môi trường sống bị thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ nước biển tăng cao, san hô sẽ bị stress và đẩy tảo ra khỏi cơ thể. Điều này khiến san hô mất đi màu sắc tự nhiên và trở nên trắng toát.

San hô
• 08:00 07/07/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 05:26 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 05:26 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 05:26 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 05:26 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 05:26 20/09/2024
Some text some message..