Loài cá "ngủ hè" 5 năm mà không cần nước

Chiếc kén tạo từ mô sống đóng vai trò quan trọng bảo vệ cá phổi khỏi hơi nóng Mặt Trời và vi khuẩn trong điều kiện khắc nghiệt.

cá phổi Châu Phi
Ngoài khả năng hít thở và di chuyển trên cạn, cá phổi châu Phi có thể “ngủ hè” nhiều năm trong điều kiện khô cạn bằng cách vùi mình trong kén bùn.

Một nhóm nhà nghiên cứu đến từ Đại học New Mexico, Đại học California và Đại học Murcia phát hiện chiếc kén tạo bởi cá phổi sống ở lòng hồ khô cạn tại châu Phi cấu tạo từ mô sống kháng khuẩn. Họ công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Science Advances.

Cá phổi sống ở nhiều nơi tại châu Phi, trong những hồ nước nhỏ thường khô cạn khi trời không mưa trong thời gian dài. Khi điều này xảy ra, cá phổi tạo một chiếc kén bao quanh cơ thể bằng chất nhầy. Nhờ đó, nó có thể "ngủ hè" tới 5 năm mà không cần nước. Mục đích của chiếc kén là bảo vệ cá phổi khỏi bị khô trong lúc chờ môi trường ẩm ướt trở lại. Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia phát hiện chiếc kén có vai trò đặc biệt hơn họ nghĩ.

cá phổi
Cá phổi nổi tiếng với khả năng sống sót thời gian dài không cần nước. Ảnh: Primitive Fishes

Trước đây, giới nghiên cứu cho rằng chiếc kén chỉ đơn giản là một loại vỏ bọc, không có tác dụng gì khác ngoài ngăn chặn hơi ẩm thất thoát dưới ánh nắng gay gắt. Giờ đây, họ nhận thấy chiếc kén là do mô kháng khuẩn tạo thành.

Để tìm hiểu nhiều hơn về cá phổi và chiếc kén, các nhà nghiên cứu bắt đầu phân tích thành phần của nó vào năm 2018. Họ phát hiện bạch cầu hạt (granulocyte) dịch chuyển trong suốt thời gian cá phổi chờ nước quay trở lại. Gần đây, nhóm nghiên cứu xem xét kỹ hơn và nhận thấy chiếc kén chứa đầy bạch cầu hạt. Những bạch cầu hạt này dịch chuyển từ da vào kén một cách chậm rãi và thường xuyên. Chiếc kén không chỉ là dịch nhầy khô và còn là một bộ phận sống của cá phổi.

Ảnh chụp cho thấy bạch cầu hạt tạo ra bẫy khiến vi khuẩn bất động. Khi nhóm nghiên cứu loại bỏ bẫy từ một số mẫu vật, cá phổi trở nên dễ tổn thương hơn trước bệnh nhiễm khuẩn da và vi khuẩn gây nhiễm trùng máu. Vài dạng nhiễm khuẩn có thể dẫn tới xuất huyết. Nhóm nghiên cứu kết luận ngoài bảo vệ cá phổi khỏi hơi nóng, chiếc kén còn giúp chúng tránh nhiễm khuẩn.

Phys.org
Đăng ngày 27/11/2021
An Khang
Thế giới
Bình luận
avatar

“Bấp bênh” khi quay trở lại với con tôm sú

Dựa vào tình hình hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng đang lao dốc mạnh. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm đang bắt đầu quay lại với mô hình nuôi tôm sú. Tuy nhiên, từ con tôm thẻ, khó khăn lại khi chuyển đổi sang con tôm sú.

Tôm sú
• 10:16 17/07/2024

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:54 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:54 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:54 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:54 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:54 22/09/2024
Some text some message..