Lợi ích từ thủy điện Mê Kông không bù đắp được thiệt hại thủy sản

Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng các luận cứ dự án đã bỏ qua hoặc đánh giá thấp tổn thất về kinh tế từ các tác động môi trường và xã hội như ảnh hưởng đối với nguồn lợi thủy sản và phù sa, trong khi đó phóng đại quá mức lợi ích kinh tế từ thủy điện.

thiệt hại thủy sản khi xây dựng đập thủy điện
Bảng 1: Kịch bản 11 đập trên dòng chính và 30 đập trên dòng nhánh sông Mê Kông. (Nguồn: Báo cáo NREM)

Thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Quản lý Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Mae Fah Luang (Chiang Rai, Thái Lan), nghiên cứu hướng tới đánh giá khía cạnh kinh tế của các dự án thuỷ điện ở hạ lưu sông Mê Kông (gọi tắt là NREM).

thiệt hại thủy sản khi xây dựng thủy điện ở lào

Bằng cách thay đổi và cập nhật một số giả thuyết và giá trị kinh tế, báo cáo NREM kết luận, tác động kinh tế tổng thể của các dự án thủy điện sông Mê Kông có thể là giá trị âm.

Vị trí các dự án thủy điện đã xây dựng hoặc được lên kế hoạch xây dựng trên Hạ lưu sông Mê Kông (màu xanh đen là các đập đang hoạt động, màu xanh lá cây là các đập đang xây dựng, và màu vàng là các đập được lên kế hoạch xây dựng). (Nguồn: MRC)

Báo cáo NREM sử dụng kịch bản xây dựng 11 con đập trên dòng chính và 30 con đập trên các sông nhánh Hạ lưu sông Mê Kông với tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ USD (Bảng 1), so sánh với Báo cáo đánh giá các kịch bản Phát triển lưu vực Sông Mê Kông trong chương trình Phát triển lưu vực sông Mê Kông giai đoạn 2 của Ủy ban sông Mê Kông (gọi tắt là BDP2). Kết quả, BDP2 ước tính lợi ích kinh tế ròng của kịch bản trên là khoảng 33,4 tỷ USD, trong khi nghiên cứu NREM cho rằng tác động kinh tế tổng thể sẽ xấp xỉ âm 7,3 tỷ USD.

Hai con số có sự chênh lệch lớn chủ yếu là do BDP2 sử dụng dữliệu vốn đầu tư thấp, giá điện cao và mô hình kinh doanh điện khác nhau.Mặt khác, NREM giả định giá trị cá là 3,5 USD/kg (vẫn thấp hơn so với ước tính mới đây của MRC là 4,8 USD/kg), trong khi giả định của BDP2 chỉ là 0,8 USD/kg. Đồng thời, BDP2 không tính đến chi phí giảm thiểu các tác động văn hóa – xã hội, trong khi NREM giả định chi phí này ở mức 5% chi phí đầu tư.

BDP2 cũng không hề tính đến những tổn thất kinh tế liên quan đến việc giảm lượng phù sa màu mỡ từ con sông. Ngược lại, NREM đã tính đến những tổn thất này dựa trên dự báo của Nghiên cứu Châu thổ Mê Kông năm 2015, theo đó, suy giảm trầm tích có thể làm giảm sản lượng gạo dài hạn tại Việt Nam vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm, tương đương với thiệt hại kinh tế khoảng 8 tỷ USD.

Tác hại của xây dựng thủy điện lào

Bảng 2: Các tính toán kinh tế khác biệt giữa BDP2 và NREM. (Nguồn: Báo cáo NREM)

Về mặt phân bổ lợi ích theo quốc gia, BDP2 kết luận rằng kế hoạch xây đập sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước Hạ lưu sông Mê Kông, trong đó Lào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, báo cáo NREM cho rằng lợi ích mà Lào và Thái Lan nhận được thấp hơn nhiều so với ước tính của BDP2, trong khi Campuchia và Việt Nam sẽ phải gánh chịu tác động kinh tế theo hướng bất lợi (Bảng 3).

thiệt hại thủy sản khi xây dựng thủy điện ở lào

Bảng 3: Phân bổ Chi phí và lợi nhuận theo quốc gia. (Nguồn: Báo cáo NREM)

Từ các kết quả phân tích, báo cáo NREM khuyến nghị trì hoãn lại việc xây dựng các đập khác trên dòng chính cho đến khi dự án đầu tiên là Xayaburi hoàn thành và chứng minh được hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu tác động, bao gồm cầu thang cá và cống xả trầm tích.

Đồng thời, nhóm tác giả yêu cầu các dự án thủy điện cần tính toán đầy đủ chi phí dành cho các biện pháp giảm thiểu tác động, bảo vệ môi trường và xã hội trong tổng vốn đầu tư cam kết, đánh giá lại các tác động kinh tế ròng và lợi nhuận dự báo dành cho Lào.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng cho rằng cần xây dựng một chiến lược năng lượng cho toàn Hạ lưu sông Mê Kông, có tính đến khả năng giảm thu nhập từ thủy điện, cập nhật dự báo nhu cầu điện và những phát triển công nghệ trong năng lượng tái tạo và tăng hiệu suất năng lượng.

Nghiên cứu này là bản cập nhật của một nghiên cứu trước đây về tác động kinh tế và xã hội của thủy điện trên Hạ lưu vực Mê Kông xuất bản năm 2015. Đồng thời, đây cũng là phiên bản có hiệu chỉnh của nghiên cứu ‘Planning Approaches for Water Resources Development in the Lower Mekong Basin’ (Costanza et.al) (Tạm dịch: Cách tiếp cận quy hoạch phát triển tài nguyên nước trên Hạ lưu vực Mê Kông) – mà trước đây Đại học Mae Fah Luang đồng thực hiện cùng Đại học Portland (Hoa Kỳ), công bố năm 2011.

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 22/06/2017
Đan Khuê
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:30 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:30 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:30 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:30 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:30 25/09/2024
Some text some message..