Long An: Giá cá tăng, người nuôi phấn khởi

Từ đầu năm 2018 đến nay, giá cá tăng, người nuôi rất phấn khởi vì có thu nhập ổn định.

Long An: Giá cá tăng, người nuôi phấn khởi
Người nuôi phấn khởi vì cá được giá

Giá cá ở mức cao

Anh Nguyễn Phước Tài (ngụ ấp 2, xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) nuôi cá trê, cá rô hơn 3 năm nay. Hiện, anh có 7 ao nuôi với diện tích 2,5ha. Anh Tài cho biết: “Bình quân mỗi ao nuôi có diện tích từ 0,3-0,5ha. Tôi thả 200kg cá rô giống/ao và thu hoạch trên 4 tấn/ao. Với giá bán cá rô hiện nay là 32.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi lãi khoảng 40-45 triệu đồng/ao. Nuôi cá trê lãi còn cao hơn. Bình quân mỗi ao nuôi cá trê có diện tích 0,5ha, sau 4 tháng thả nuôi, tôi thu hoạch 7 tấn/ao. Giá cá trê hiện nay là 47.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi lãi trên 300 triệu đồng/ao”. Thấy nuôi cá đạt hiệu quả, anh Tài cải tạo thêm 1 ao nuôi mới với diện tích 0,5ha.

Anh Nguyễn Đờ Rô (ngụ ấp 1, xã Long Thạnh) cũng “bén duyên” với nghề nuôi cá hơn 4 năm nay. Hiện, anh  có 2 ao cá rô nuôi được 40 ngày tuổi, khoảng 15 ngày nữa thu hoạch. Anh Rô nói: “Nuôi cá rô lợi nhuận không bằng cá trê nhưng hiệu quả hơn vì số ngày nuôi ngắn, ít rủi ro, dễ tiêu thụ. Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi ao nuôi, tôi lãi 40 triệu đồng. Giá bán cá tăng từ đầu năm đến nay, người nuôi rất phấn khởi!”.

Ngoài nuôi cá thịt, anh Rô còn ươm cá bột giống để nuôi cho ao nhà, số còn dư, anh bán cho người dân trong xã. Hiện, cá giống cũng rất hút hàng.

Nuôi cá khép kín

Theo cán bộ Khuyến nông xã Long Thạnh - Nguyễn Tấn Mạnh, hiện, trên địa bàn xã có 100 hộ nuôi thủy sản với diện  tích trên 20ha, gồm các loại: Lươn, ếch, cá lóc, cá trê, cá rô,... Hiện nay, giá bán cá thịt tăng nên người nuôi rất phấn khởi. Thời gian qua, để chăn nuôi đạt hiệu quả, xã mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật, hướng dẫn chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Xã vừa thành lập Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Long Thạnh, có 7 thành viên tham gia với diện tích 9ha và trên 20ha nuôi vệ tinh ở trong và ngoài xã. Tất cả thành viên đều nuôi theo hướng an toàn sinh học, theo tiêu chuẩn VietGAP. Giám đốc HTX Thủy sản Long Thạnh - Cao Phú Khánh thông tin: HTX phối hợp Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản thực hiện các bước để được chứng nhận VietGAP.

Cán bộ Khuyến nông - Nguyễn Tấn Mạnh cho biết thêm: Người nuôi cá tại xã Long Thạnh ít dùng kháng sinh, đa số đều chuyển sang công nghệ biofloc. Đây là công nghệ mới giúp các vi sinh vật hữu ích trong ao phát triển, thúc đẩy quá trình phân hủy các chất dinh dưỡng nên người nuôi cá không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi. Ngoài ra, nhờ áp dụng công nghệ này, cá lớn nhanh hơn, ít nhiễm bệnh và lượng thức ăn cho cá cũng giảm. Vì chi phí đầu tư thấp nên người nuôi có lãi cao. Hiện tại, Long Thạnh từng bước hình thành chuỗi nuôi thủy sản khép kín, trong đó, Giám đốc HTX Thủy sản Long Thạnh - Cao Phú Khánh giữ vai trò chủ đạo từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Anh Khánh có cơ sở lai tạo cá giống từ đàn cá bố mẹ ra cá bột. Bình quân mỗi tuần, anh xuất 2 lô giống cá bột (từ 3-4 triệu con/lô) và chuyển đến các thành viên khác trong HTX để nuôi thành cá giống con.

Ngoài lai tạo cá giống, anh Khánh còn cung cấp thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật cho các thành viên HTX cũng như nhiều hộ nuôi vệ tinh tại khu vực Đức Hòa, các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh. Khi người nuôi muốn bán cá, lươn hay ếch thành phẩm, anh đều thu mua để bỏ mối cho các vựa cá ở chợ Tân An và chợ Bình Điền, TP.HCM.   

Nhằm hoàn thiện chuỗi chăn nuôi khép kín, anh Khánh xây dựng nhà sơ chế các loại cá để tiêu thụ sản phẩm từ người nuôi và cung cấp cho các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh. Anh Khánh chia sẻ: “Hiện tại, thủy sản trong HTX đều nuôi theo hướng an toàn sinh học, không sử dụng kháng sinh, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dùng. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết thủy sản đều bỏ mối qua các chợ nên giá cả chưa như mong muốn. Tôi đang gấp rút hoàn thành nhà sơ chế nhằm hoàn thiện chuỗi chăn nuôi khép kín, tạo đầu ra bền vững cho thủy sản, tránh tình trạng ép giá khi bán ra chợ”. 

Hiện nay, thị trường rất chuộng cá đồng nuôi. Vì vậy, anh Khánh dự tính mở rộng số người nuôi vệ tinh để tăng sản lượng đầu ra, cung cấp cho các chợ cũng như bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh.

Báo Long An
Đăng ngày 23/03/2018
Mai Hương
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 02:25 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 02:25 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 02:25 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 02:25 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 02:25 25/09/2024
Some text some message..