Lũ cạn !

Những năm gần đây, nước lũ từ thượng nguồn đổ về ngày càng ít hơn cùng với nguồn lợi thủy sản do lũ mang lại cũng ngày càng ít đi. Kéo theo đó, cơ hội kiếm sống của người dân vùng đầu nguồn cũng bị thu hẹp.

lũ, nước chảy
Môi trường sống đang bị thu hẹp, trong khi phương tiện khai thác ngày càng nhiều… làm giảm sản lượng cá, tôm

Tôm, cá ít dần:

Nhiều người làm nghề đánh bắt cá lâu năm cho biết, chưa mùa lũ năm nào khan hiếm cá như năm nay. Tại các chợ đầu mối cá đồng ở Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông (An Phú)… cảnh mua bán cá đồng khá “đìu hiu”, hầu hết các sạp hay rổ cá bày bán loại cá nhỏ. Với thâm niên hơn chục năm mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá giáp biên giới Campuchia và vùng đầu nguồn, ông bảy Hiền cho biết, chưa bao giờ có cảnh khan hiếm cá như thế. Ngồi cả ngày, kéo lưới 3- 4 lần nhưng chỉ bắt được vài ký cá, trong khi mọi năm tha hồ bắt cá lớn, cá ngon theo dòng nước lũ về.

Còn tư Dững, một ngư dân kỳ cựu ở Phú Hữu (An Phú), cũng cho biết: Từ đầu mùa nước nổi tới giờ, thu nhập từ nghề đặt lú của ông rất khiêm tốn. Với chục cái lú, mỗi đêm chỉ thu hoạch được vài ký cá các loại, trong đó thiếu vắng các loại đặc sản, như: Cá heo, chạch lấu, cá lăng… Nếu tính chi phí trang bị ngư cụ thì coi như chưa đủ vốn.

Dắt tôi ra thăm miệng dớn có chiều dài lưới trên 100m nằm dưới đồng nước sau nhà, ngồi suốt cả buổi sáng, nhưng ông Tùng (xã Nhơn Hội) chỉ đổ được hơn 1kg cá linh. Ông Tùng than: Nhiều ngày qua, lượng cá bắt được đủ ăn cho 4 người trong nhà. Bữa nào trúng cũng chỉ khoảng 3-4kg cá. Không chỉ bị thất mùa, năm nay ngư dân còn gánh thêm nạn “thất giá”. Dù giá bán cá linh tại các chợ đô thị đang còn ở mức 40.000- 50.000 đồng/kg, nhưng do phải qua nhiều tầng nấc trung gian, chi phí vận chuyển nên giá bán tại chỗ rất thấp, chỉ từ 10.000- 20.000đồng/kg.

Người giàu cũng khóc:

Không chỉ người nghèo gặp khó mà ngay cả những người có tiền của đầu tư phương tiện đánh bắt quy mô lớn với nhiều lao động… cũng thua lỗ phải ngậm ngùi bán ngư cụ, có người phải chia tay vĩnh viễn với nghề đã gắn bó hàng chục năm trời. Ông Nguyễn Văn Đa, Trưởng ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Trong ấp có nhiều chủ đáy loại lớn trị giá hàng trăm triệu đồng/miệng đáy rao bán điểm khai thác và bán rẻ cả phương tiện, do làm ăn không hiệu quả, bởi tôm, cá đặt được ngày càng ít”. Nhiều chủ dớn cũng có hoàn cảnh tương tự. Trong đó có ông Trần Văn Tờ, là “đại gia” trong làng đánh bắt cá mùa lũ với miệng dớn có chiều dài đường lưới lên đến ba cây số ở An Phú, nhưng sau mấy mùa liên tiếp huề vốn, năm nay cũng quyết định chia tay vĩnh viễn với nghề “bà cậu”.

Nhánh sông Hậu từ ngã ba Dung Thăng (xã Vĩnh Hội Đông) đổ xuống Châu Đốc có nhiều giàn đáy đang hoạt động. Giàn “đáy nhất” của ông Th. giáp biên giới Campuchia có giá 600 triệu đồng nhưng cũng bữa trúng, bữa thất. Ông Nguyễn Văn Sến, một ngư dân đang khai thác 3 miệng đáy trên đoạn sông này, cho biết: “Năm nay, lũ lớn hơn năm rồi nhưng lượng cá thu được “hiu” quá. Như những năm trước, từ 3 miệng đáy, mỗi đêm kiếm được vài triệu đồng dễ dàng. Còn hai, ba năm nay thì tôm, cá rất ít. Nhiều khi nản quá muốn bán để tìm nghề khác nhưng ở đây là vùng sông nước đầu nguồn, không đánh bắt thủy sản thì biết làm gì. Hy vọng kỳ cá ra vào giữa tháng 9 - 10 âm lịch sẽ khấm khá hơn”.

Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản An Giang, khoảng chục năm trở lại đây, lượng thủy sản khai thác trong tự nhiên sụt giảm đến 50%, nên việc kiếm sống của người dân vùng lũ ngày càng khó khăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn lợi thủy sản, nhưng cơ bản vẫn do việc xây các đập trên thượng nguồn sông Mê Kông làm giảm sản lượng cá của lưu vực. Trong khi ở nội địa, hầu hết các cánh đồng đều được đê bao khép kín để sản xuất 3 vụ, cùng với việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nên không chỉ có lượng cá tự nhiên sụt giảm nghiêm trọng, mà nhiều sản vật từng giúp người nghèo, như: Bông súng, điên điển, rau muống đồng… cũng ít đi, khiến cuộc mưu sinh của người dân vùng đầu nguồn ngày càng thắt ngặt hơn.

Báo An Giang
Đăng ngày 30/09/2013
Bài, ảnh: HỮU HUYNH
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 03:18 26/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:18 26/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 03:18 26/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 03:18 26/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:18 26/09/2024
Some text some message..