Màng sinh học tạo ra nhớt bạt cho ao nuôi?

Người nuôi dễ dàng bắt gặp tình trạng ao xuất hiện một lớp màng nhớt trên bề mặt ao tôm. Có nhiều trường hợp lớp màng này sẽ nhanh chóng tan đi, nhưng cũng có không ít trường hợp lớp màng này không tan, gây ảnh hưởng xấu cho môi trường ao.

Màng sinh học biofilm
Màng sinh học biofilm có a nhiều vi khuẩn khác nhau

Màng sinh học là gì? 

Màng sinh học là một tập hợp các tế bào vi sinh vật liên kết với một bề mặt và được bao bọc trong một chất nền chủ yếu là polysaccharide. Nó có thể hình thành trên nhiều loại bền mặt, bao gồm mô sống, thiết bị, dụng cụ hoặc các hệ thống thủy sinh tự nhiên. Có thể quan sát thấy nhiều sinh vật đa dạng như tảo, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, động vật chân đốt,... trong tập hợp màng sinh học này. 

Các vi khuẩn trong màng sinh học có đặc điểm khác biệt và được cải tiến hoàn toàn. Chúng có thể gia tăng sức đề kháng với kháng sinh, tạo ra độc lực gây bệnh mạnh hơn, khả năng sống sót cao hơn.  

Các biểu hiện gene của vi khuẩn liên quan đến kiểu hình đề kháng khác thường của vi khuẩn sống trong màng sinh học. Lớp màng sinh học ngăn chặn sự thâm nhập của kháng sinh, hóa chất đa phân tử sâu hơn vào bên trong. Có thể nói màng sinh học là pháo đài bảo vệ của vi khuẩn. 

Màng sinh học trong nuôi tôm 

Cấu trúc màng sinh học trong môi trường nước phụ thuộc vào bản chất của nền đáy nguồn dinh dưỡng sẵn có ánh sáng và hoạt động của các sinh vật trong đó. Các sinh vật trong màng sinh học có kích thước siêu nhỏ và có giá trị dinh dưỡng cao. Đây được coi là nguồn protein chất lượng tốt, bền vững (23-30%) và dễ dàng xuất hiện ở mọi kích thước của các loài thủy sản nuôi.  

Vi tảo và vi khuẩn dị dưỡng trong màng sinh học là nguồn năng lượng tốt hỗ trợ tăng cường miễn dịch, kích thích tăng trưởng, tăng hoạt tính sinh học và kích thích tiêu hóa cho vật nuôi. Sự hiện diện của màng sinh học trong các hệ thống nuôi cũng giúp cải thiện chất lượng nước về hấp thụ amoni,  và sản xuất nhiều oxy. 

Ao nuôiCác sinh vật trong màng sinh học có kích thước siêu nhỏ 

Sự hình thành màng sinh học trải qua 5 giai đoạn: 

- Giai đoạn 1: Sự bám dính có thể đảo ngược của tế bào vi khuẩn trên bề mặt 

- Giai đoạn 2: Sự bám dính không đảo ngược của tế bào vi khuẩn trên bề mặt 

- Giai đoạn 3: Tạo thành khuẩn lạc và bắt đầu tạo thành màng sinh học 

- Giai đoạn 4: Màng sinh học phát triển đầy đủ cấu trúc không gian ba chiều 

- Giai đoạn 5: Sự  rời và phân tán của các tế bào vi khuẩn khỏi màng sinh học dưới dạng tự do 

Các vi khuẩn được tách ra từ giai đoạn 5 có sức mạnh vượt trội sau khi “được cải tiến” trong màng sinh học so với các vi khuẩn Vibrio tự do khác. 

Màng sinh học có hại cho ao nuôi không? 

Có thể nói, màng sinh học có lợi và cũng có hại. Nếu người nuôi có thể kiểm soát tốt chúng có thể là một vũ khí để bảo vệ vật nuôi. Nhưng ngược lại, nếu không được, các vi khuẩn có trong màng sinh học sẽ gây nguy hiểm cho vật nuôi rất nhiều. 

Màng sinh học tạo ra nhớt bọt, chúng lại được tạo ra từ tập đoàn vi khuẩn vibrio, có độc lực cực mạnh, có mật độ cao, sức đề kháng mạnh, có khả năng kháng khuẩn và kháng kháng sinh,... trên bề mặt chất liệu (bạt, nhá,...) 

Nhớt bạt là môi trường nền thuận lợi cho vi khuẩn vibrio, rong tảo, nấm đồng tiền,.. sinh trưởng và phát triển. Nhớt bạt nhiều thì khả năng hình thành nấm đồng tiền càng nhiều và nguy cơ gây bệnh đường ruột cho tôm nuôi cao hơn. 

Tôm là loài thích ăn nhớt bạt, do đó tôm dễ ăn phải các vi khuẩn gây hại. Nếu ăn phải tôm sẽ bị rối loạn chức năng tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế tiêu hóa thức ăn gây đường ruột, gan tụy, mềm vỏ, ốp thân,... Đặc biệt nguy hiểm nhất đó chính là bệnh phân trắng trên tôm. 

Nhớt bọtMàng sinh học tạo ra nhớt bọt gây hại cho ao nuôi

Biện pháp để cải thiện ao hình thành màng sinh học gây hại cho tôm 

Đối với trường hợp này bà con nên thường xuyên kiểm tra vi khuẩn Vibrio định kỳ trong môi trường ao nuôi và cần khống chế mật độ của chúng nếu vượt quá 1000 cfu/ml. 

Nên sử dụng các loại hóa chất có khả năng oxy hóa cao nhưng phải tuyệt đối an toàn cho tôm 

Quản lý thức ăn dư thừa, xi phông đáy đinh kỳ, quản lý chất lượng nước tốt để tránh ô nhiễm từ đó giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại 

Xử lý môi trường bằng cách sử dụng các chế phẩm enzyme và chế phẩm vi sinh để phá vỡ liên kết hình thành nhớt bạt, giảm ô nhiễm, cạnh tranh lấn át vi sinh vibrio

Vì vậy, bà con nên chú ý quan sát ao nuôi thường xuyên để có thể can thiệp xử lý kịp thời nếu ao tôm xuất hiện hiện tượng hình thành màng sinh học gây hại cho tôm một cách nhanh chóng nhất. 

Đăng ngày 07/12/2023
Thuần Phạm @thuan-pham
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:23 19/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:23 19/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:23 19/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:23 19/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:23 19/09/2024
Some text some message..