Mất nghìn tỷ đồng vì giống bệnh từ TQ

Nguyên nhân chính dẫn đến việc tu hài chết hàng loạt tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh đã được Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương (Bộ NN&PTNT) xác định là do nội ký sinh Perkinsis spp, vi khuẩn Vibrio spp.

Thu hoạch tu hài
Người dân cố gắng tận thu tu hài. Được đồng nào hay đồng ấy còn hơn trắng tay. Ảnh: Đình Tú.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh và Bộ NN&PTNT đều cảnh báo nguyên nhân khác làm tu hài chết hàng loạt là do con giống tràn lan từ Trung Quốc chưa được kiểm dịch. Nhiều DN và các hộ nuôi trồng tu hài đã trắng tay, lâm cảnh nợ nần.

Mất trắng

Ông  Bùi Văn Đông, một lão ngư ở Hòn Cò, thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, một trong những người đầu tiên nuôi tu hài của vùng biển Vân Đồn từ đầu năm 2003, giờ thẫn thờ bởi hơn 40.000 lồng tu hài của ông giờ chỉ còn những đám bọt biển tan đi. Sau hàng chục vụ nuôi tu hài lãi lớn, đầu năm 2012, ông dốc toàn bộ vốn liếng và vay thêm NH 4 tỷ đồng để đầu tư thả 40.000 lồng tu hài giống. “Nhưng đầu tháng 5, khi vớt thử lồng chuẩn bị cho vụ thu hoạch, tôi phát hiện có tu hài chết. Vớt thử các lồng khác, tình hình cũng chết tương tự. Thế rồi cả 40.000 lồng tu hài đều chết hết”, bà Yến, vợ ông Đông gạt nước mắt nói.

Chỉ thu hoạch được 5 - 7%, nhưng anh Nguyễn Văn Minh, ngụ khu 9, thị trấn Cái Rồng, nuôi đến 10.000 lồng, lại được coi là “người may mắn” nhất Vân Đồn, bởi cả vùng nuôi nhà nào cũng mất trắng.

Còn ở xã Bản Sen, nơi có số hộ dân và số lượng nuôi tu hài lớn nhất huyện Vân Đồn, với hơn 2.000 ha giờ chỉ thấy những chiếc bè trôi nổi và xác tu hài chết trắng. Anh Phạm Hải Đôn, người nuôi ít nhất xã Bản Sen, cũng đã có 6.000 lồng tu hài thương phẩm đến giai đoạn thu hoạch bị chết toàn bộ.

Theo ông Lê Hồng Phương, Chủ tịch UBND xã Bản Sen, tính từ đầu tháng 5/2012 đến nay đã có trên 10 triệu con tu hài giống và tu hài thương phẩm trong xã chết. Chỉ riêng tiền con giống mà người dân xã Bản Sen đầu tư đã mất trên 34 tỷ đồng. Tính cả tiền công chăm sóc và tiền đầu tư cơ sở là hàng trăm tỷ đồng trôi theo bọt biển.

Nhưng thiệt hại lớn nhất phải kể đến các DN. Ông Hoàng Văn Cường, Giám đốc Công ty TNHH Quan Minh, cho biết: Vụ năm nay công ty thả nuôi hơn 100 ha với hơn 200.000 lồng, nhưng đã bị chết hết, thiệt hại lên đến 30 tỷ đồng. Ông Đỗ Hữu Tờ, Giám đốc Công ty TNHH Đỗ Tờ, cũng cho biết đã thiệt hại hơn 15 triệu con giống với số tiền đầu tư trên 20 tỷ đồng. Ông Hoàng Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, cho biết chỉ riêng thiệt hại tại các DN đã lên đến 500 tỷ đồng. Nếu tính thiệt hại của cả 700 DN, hộ dân nuôi toàn huyện Vân Đồn thì đã lên đến trên 1.000 tỷ đồng.

Con giống Trung Quốc gây bệnh

Theo ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Ninh, mặc dù nguyên nhân tu hài chết hàng loạt là các loại ký sinh trùng gồm nội ký sinh Perkinsis spp, vi khuẩn Vibrio spp, do ô nhiễm môi trường, nhưng chính nguồn giống được nhập về từ Trung Quốc không kiểm soát được khiến dịch bệnh phát triển phức tạp. Đáng chú ý là dịch bệnh lây lan trên diện rộng và không có thuốc chữa nên huyện Vân Đồn đã khuyến cáo nông dân và các DN thời dừng nuôi tu hài trong thời gian 2 năm.

Theo nhiều người dân, nếu hai năm tới không nuôi tu hài thì họ chắc chắn rơi vào thảm cảnh. Tuy nhiên, hiện nay tu hài lại không có trong danh mục hỗ trợ vật nuôi khi bị dịch bệnh. Về nguyên tắc hỗ trợ thì phải công bố dịch, xác định nguồn gốc con giống, số lượng, hóa đơn... nhưng vấn đề này xác định không dễ, vì bà con mua từ nhiều nguồn.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, tốc độ phát triển việc nuôi tu hài ở Vân Đồn tăng quá nhanh nên nhu cầu con giống hết sức khó khăn. “Nếu từ đầu năm 2003 mới chỉ có 10 hộ nuôi thì đến nay đã có trên 20 DN và gần 700 hộ nuôi trồng tu hài với diện tích trên 10.000ha. Điều này đồng nghĩa với việc phải đáp ứng khoảng 10 triệu con giống mỗi năm. Tuy nhiên, theo chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quản Ninh, địa phương chỉ đáp ứng được 5 - 10% lượng con giống. Số còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung và miền Nam, nhưng cũng chỉ đủ khoảng 70%, nên phải nhập con giống tu hài từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.

Người nuôi tu hài ở Cát Bà chịu chung số phận

Hiện tượng tu hài chết hàng loạt cũng diễn ra tại vùng biển Cát Bà (Cát Hải, Hải Phòng). Tính từ cuối năm 2011 đến tháng 6.2012, hơn 2.000 bè nuôi tu hài đã chết. Theo Sở NN-PTNT TP.Hải Phòng, thiệt hại do tu hài chết cũng gần 200 tỷ đồng. Hiện tại nhiều hộ nuôi tu hài ở Cát Hải do không còn vốn để tái sản xuất nên gần 50% số bè bị bỏ không.

baodatviet.vn
Đăng ngày 27/07/2012
Đất Việt
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:35 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:35 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:35 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:35 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:35 25/09/2024
Some text some message..