Mâu thuẫn lúa - tôm căng thẳng ở An Xuyên

Ở xã An Xuyên, một số hộ dân tự ý phá đập đưa nước mặn vào vùng quy hoạch trồng lúa để nuôi tôm gây mâu thuẫn nặng nề trong nội bộ người dân. Mỗi người mỗi lý lẽ nghe qua có vẻ hợp lý nhưng lại đối lập nên nảy sinh mâu thuẫn là đương nhiên.

mâu thuẩn lúa tôm, trồng lúa trên đất nuôi tôm, bơm nước mặn trồng lúa, chuyển lúa nuôi tôm, nuôi tôm vùng nước ngọt
Với bờ vuông tôm mỏng manh thế này, việc thẩm thấu nước mặn sang vùng trồng lúa là không thể tránh khỏi.

Đã ngót hơn 2 năm trời, chính quyền địa phương vẫn chưa quyết liệt vào cuộc nên tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn, mâu thuẫn lúa – tôm ngày càng căng thẳng.

Ông Lê Văn Cường, Trưởng ấp Tân Dân, xã An Xuyên, TP. Cà Mau cho biết, ấp hiện có 282 hộ dân đang sản xuất trên diện tích 129 ha. Đây là vùng từ xưa đến nay chuyên sản xuất lúa 2 vụ. Tháng 6/2013, UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch đây là vùng nước ngọt hóa. Vì thế, đã có rất nhiều đợt khảo sát, sên vét lại kinh nội đồng để tháo úng, xổ phèn nhằm mục đích phục vụ việc trồng lúa. Nhờ vậy, những năm 2014 và 2015, nông dân trúng đậm, trung bình 1 công đất thu về gần 20 bao lúa/vụ (trên 6 tấn/ha). Nhưng giờ nước mặn tràn ngập, nông dân khó lòng tiếp tục trồng lúa.

Vơi tình làng nghĩa xóm

Chuyện mâu thuẫn giữa người trồng lúa và người nuôi tôm ở ấp Tân Dân bắt đầu từ tháng 2/2016 (27 Tết Bính Thân) khi người dân tự ý phá đập (giáp với ấp Tân Thời, xã An Xuyên) để cho nước mặn vào nuôi tôm. Sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương xúc tiến đắp lại đập. Do nước mặn đã xâm nhập vào hầu hết cánh đồng nên quá trình khắc phục kéo dài cả tháng trời ròng rã.

Với bờ vuông tôm mỏng manh thế này, việc thẩm thấu nước mặn sang vùng trồng lúa là không thể tránh khỏi.
Ông Lê Văn Cường kể: “Tết năm đó anh em tụi tôi ăn Tết ngoài đồng luôn. Người này thay phiên người kia canh ngày, canh đêm đợi tới khi bơm hết nước mặn ra khỏi cánh đồng mới thôi. Nhưng cho dù có bơm ra hết thì đất cũng đã nhiễm mặn, vụ hè thu năm đó người dân làm gần như thất trắng, đợi tới vụ sau mới khá hơn”.

Cứ ngỡ câu chuyện bửa đập đã kết thúc, nhưng đầu năm 2017 cho đến nay, 9 hộ dân trong ấp Tân Dân, xã An Xuyên lại tiếp tục đưa nước mặn vô để nuôi tôm. Ông Cường cho biết thêm, những người này đều có điều kiện kinh tế, gia đình khá giả và nhiều đất. “Chúng tôi đã nhiều lần họp dân trong ấp, tỉ lệ đồng ý trồng lúa là hơn 70% nhưng giờ đang phải lao đao do những người nuôi tôm chiếm phần lớn diện tích đất”.

Anh Phan Văn Thắng, người trồng lúa ở ấp Tân Dân, xã An Xuyên cho biết: “Kinh tế chủ yếu của gia đình tôi là trồng lúa và đi máy gặt thuê. Có 4 công làm lúa coi như không sợ đói, còn làm thuê thì tích cóp để dành. Nhưng bây giờ tôi sạ lúa bao nhiêu là chết hết bấy nhiêu vì hộ giáp ranh đất với gia đình tôi cứ ngang nhiên lấy nước mặn vào nuôi tôm. Mà mặt nước trong vuông tôm lại cao hơn mặt nước ruộng nhà tôi nên nước mặt cứ tràn qua”.

Quá bức xúc gì vấn đề trên nên anh Thắng đã nhiều lần khiếu nại lên UBND xã An Xuyên nhưng mỗi lần ký bản cam kết xong thì hộ giáp ranh không những không chấp hành mà còn bơm nước mặn cao thêm chút nữa. Anh Hiếu tiếp tục làm đơn trình ra UBND thành phố, nhưng anh không rành thủ tục đành mang đơn về. Anh ngao ngán nói, bỏ luôn mấy công đất mấy tháng rồi không buồn ra xem nó thế nào.

Mỗi người mỗi lý

Theo chân anh Hồ Đại Châu, Chi hội trưởng nông dân ấp Tân Dân vào thực tế vùng nuôi tôm thì lại khác. Thực tế, đa số bà con ở đây đồng tình chuyển dịch sang nuôi tôm. Chỉ có một số hộ ít đất và nằm ở “giữa ruột”, không có đường nước mới phản đối mà thôi.

Anh Châu cho biết, nguyên nhân sâu xa của việc người dân bùng phát đưa nước mặn vào đồng ruộng xuất phát từ việc san lấp mặt bằng, xây dựng Trung tâm văn hóa xã An Xuyên vô tình bị nhiễm mặn. Các hộ dân lân cận không thể trồng lúa nên xin chuyển dịch sang nuôi tôm. Sau khi khảo sát và kiểm tra, ngành chức năng đồng ý cho 21 hộ dân trong ấp Tân Dân được nuôi tôm với cam kết không ảnh hưởng đến các hộ trồng lúa. Và từ đó, thấy người nuôi tôm nhanh chóng phất lên mà nhàn nhã, một số bà con tự phát lấy nước mặn vô nuôi tôm.

Bà Nguyễn Thị Bảy, ấp Tân Dân, tâm sự: “Lúc trước tôi mê làm ruộng lắm. Mỗi ngày, tôi đều ra thăm đồng coi lúa có sâu bệnh không để kịp thời phòng trị. Nhưng làm lúa thì cực khổ mà không có lợi nhuận bao nhiêu, năm trước tôi còn thiếu mấy chục triệu đồng tiền phân, thuốc. Tôi thấy bà con bên ấp Tân Thời làm vuông trúng lớn nên quyết định lấy nước mặn vô nuôi thử. Hiện tôi có tổng cộng 21 công đất nuôi tôm, trung bình mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng”.

“Làm vuông một năm thu nhập gấp 3 - 4 lần lúc trồng lúa mà nhàn nhã hơn thì hà cớ gì đinh ninh tính chuyện trồng lúa”, bà Bảy phân trần.

mâu thuẩn lúa tôm, trồng lúa trên đất nuôi tôm, bơm nước mặn trồng lúa, chuyển lúa nuôi tôm, nuôi tôm vùng nước ngọt
Từ khi chuyển qua làm vuông, thu nhập của ông Biện Văn Lơ tăng lên gấp 4 – 5 lần.

Vẻ mặt không giấu được sự hoan hỉ khi trên chiếc xuồng ba lá chở đầy cá tôm, ông Biện Văn Lơ, 1 trong 9 hộ nuôi tôm “tiêu biểu” của ấp này, cho biết: “So với trồng lúa thì nuôi tôm khỏe hơn nhiều. Ngủ tới sáng, tôi có thể bỏ túi mấy triệu bạc như chơi. Thế mà tôi không hiểu vì sao những người làm ruộng họ không chịu chuyển dịch sang nuôi tôm”.

Niềm hân hoan của người 9 hộ nhưng là nỗi u sầu của gần 200 hộ trong ấp Tân Dân, xã An Xuyên. Vụ vừa qua, toàn bộ cánh đồng lúa 192 ha chỉ còn không đến 2 ha lúa sống sót. Xót của, người nông dân chỉ biết cam chịu trong khi chính quyền địa phương vẫn cứ nhắm mắt làm ngơ. Chuyện ai đúng ai sai chưa thể phân giải, nhưng qua ghi nhận, tâm tư, nguyện vọng của bà con nơi đây rõ ràng mâu thuẫn hết sức căng thẳng giữa người nuôi tôm và trồng lúa.

Ông Lê Văn Cường cho biết thêm: “Hôm tiếp xúc cử tri tại xã An Xuyên, chúng tôi có kiến nghị lên HĐND TP. Cà Mau và HĐND tỉnh, có cả Chủ tịch UBND TP. Cà Mau dự nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo thành phố, tỉnh tỏ rõ thái độ dứt khoát cho chuyển dịch sản xuất hay không để chấm dứt thực trạng này”.

Trong khi mâu thuẫn gay gắt giữa người nuôi tôm và người trồng lúa tại ấp Tân Dân, khi được hỏi về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã An Xuyên cho biết: "Một số hộ dân ấp Tân Dân tự ý lấy nước mặn vào vùng quy hoạch trồng lúa, xã đã giải quyết dứt điểm. Hiện con kinh thủy lợi đã bơm khô nước mặn rồi. Tình trạng người dân lấy nước mặn vô nuôi tôm thì tôi khẳng định là không có vì chúng tôi đang chuẩn bị triển khai cánh đồng lớn tại đây".

Ông Lê Văn Cường, Trưởng ấp Tân Dân, xã An Xuyên, ngao ngán: "Đến nay, xã, thành phố và ngành nông nghiệp vẫn chưa xử lý triệt để vụ đưa nước mặn vào nuôi tôm cũng như không tỏ rõ thái độ ủng hộ hay cấm nuôi tôm. Cũng vì vậy mà tôi rất ngại họp dân để triển khai mô hình cánh đồng lớn. Vì nước mặn đã bị nhiễm vào đất thì có sạ bao nhiêu lúa cũng sẽ thiệt hại bấy nhiêu mà thôi. Mặc dù theo chỉ đạo thì Nhà nước sẽ đầu tư, hỗ trợ một phần cho người trồng lúa nhưng thiết nghĩ trước thực trạng này thì có khả năng Nhà nước thiệt 1 mà dân thiệt 4-5 lần. Thay vì lấy nguồn vốn đó đầu tư cho mô hình kinh tế khác sẽ khả thi hơn nhiều".

 

Báo Cà Mau
Đăng ngày 25/08/2017
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 03:23 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:23 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 03:23 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 03:23 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:23 21/09/2024
Some text some message..