Mối quan hệ của màu nước và chất lượng môi trường đến sức khỏe tôm

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, công nghệ cao, bà con thường sử dụng nước xanh, nước xanh noãn chuối non, thành phần chính là tảo Chlorella hoặc nước nâu, vàng vỏ đậu, màu trà…thành phần chính Cheatoceros sp., Skeletonema sp.

Tôm thẻ chân trắng
Sức khoẻ tôm sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi màu nước thay đổi

Tảo trong ao nuôi tôm giữ vai trò quan trọng trong việc lọc nước, hấp thu khí độc, hạn chế phân huỷ hữu cơ, hạn chế rong đáy, rong nhớt, rong đuôi chồn...phát triển trong ao nuôi tôm. Tảo điều tiết lượng CO2, pH trong nước nuôi tôm. Nguồn dinh dưỡng để tảo hình thành, phát triển là thức ăn dư thừa, phân tôm, xác vỏ tôm, ánh sáng mặt trời, oxy trong nước…Trong điều kiện các nguồn dinh dưỡng trên nuôi tảo, được bà con nuôi tôm kiểm soát chủ động, kiểm soát mật độ trong ao nuôi, khả năng tảo gây hại cho tôm nuôi thấp, hay nói cách khác, tảo có lợi cho tôm nuôi.

Tuy nhiên, khởi nguồn từ việc cải tạo, xử lý ao nuôi ban đầu không triệt để, lượng bùn đáy từ vụ nuôi trước không được sên vét kỹ, tồn nhiều trong ao, khi bước vào vụ nuôi mới. Mặt khác, đặc điểm nguồn nước ở khu vực ĐBSCL rất giàu phù sa, chất lợn cợn, chất lơ lửng. Nếu lấy nước trực tiếp không qua túi lọc, không qua hoặc không có hệ thống ao chứa lắng đạt chuẩn, lấy nước và xử lý nước không đạt yêu cầu. Phù sa, chất lợn cợn, chất lơ lửng, thức ăn dư thừa, phân xác tôm lột, tôm chết… là nguồn dinh dưỡng để tảo phát triển gây hoa nước, gây mất kiểm soát trong ao nuôi, gây nguy hiểm trực tiếp đến tôm nuôi. 

Khi nước ao nuôi từ màu xanh nõn chuối chuyển qua xanh đậm, xanh màu rau má tảo lục Chlorella sẽ được thay thế bằng tảo mắt Euglena sp. Tảo mắt là sinh vật chỉ thị của môi trường nhiễm bẩn hữu cơ, chúng sống trong môi trường phú dưỡng. Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu là hiện diện tảo mắt. Khi xuất hiện tảo này trong ao nuôi, chứng tỏ môi trường nước đã ô nhiễm, thức ăn dư thừa nhiều, nền đáy dơ, khí độc sinh ra nhiều. Mặt khác, nước ao nuôi từ màu trà chuyển sang màu nâu đậm, hay màu nâu đỏ chứng tỏ trong ao tảo giáp Ceratium, Peridium…chiến ưu thế so với tảo khuê.

Quạt nướcTảo ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Ảnh: Tép Bạc

Nguyên nhân dẫn đến tảo giáp chiếm ưu thế trong ao nuôi là do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào, trong quá trình nuôi mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc nền đáy ao quá bẩn dẫn đến sự phát triển quá mức của loài tảo này. Khi tảo giáp phát triển với mật độ cao trong ao nước sẽ có màu nâu đỏ, đồng thời mặt nước xuất hiện nhiều váng màu nâu đỏ. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này, dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước. Sau quá trình tảo nở hoa, gây hoa nước, tảo bắt đầu suy tàn, lắng chìm xuống đáy, kết hợp các chất dinh dưỡng đã đề cập ở phần mở đầu, sẽ phân huỷ hữu cơ, sản phẩm của quá trình phân huỷ là hình thành khí độc như NH3, NO2, H2S, gây biến động pH, kiềm… 

Tảo độc phát triển, làm chất lượng nước ao nuôi chuyển xấu, ảnh hưởng sức khỏe tôm. Tảo độc suy tàn, làm khí độc hình thành nhanh, vượt ngưỡng, gây hại cho tôm nuôi. Tảo độc xuất hiện, gây mùi tanh, hôi, nước keo, nhớt, ảnh hưởng tới hô hấp của tôm. Tảo độc xuất hiện gây hoa nước, biến động pH, thiếu oxy cho tôm nuôi vào ban đêm. Tảo độc làm tôm nổi đầu ban đêm, sáng sớm, kéo dài, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng, rút size tôm.

Các tháng nuôi cuối, màu nước thay đổi bất thường, dễ chuyển xấu, tôm hoạt động yếu, giảm hoặc bỏ ăn. Tảo độc ảnh hưởng tới hô hấp, làm tôm giảm hoặc bỏ ăn. Tảo độc có vách tế bào cứng, tôm ăn tảo độc không tiêu hoá được, gây viêm ruột. Tảo độc tiết enzyme độc, làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột tôm không hấp thu được thức ăn. Tảo độc gây viêm ruột, tắc nghẽn ruột, lỏng ruột, trống ruột, ruột đứt khúc. 

Sức khỏe tôm sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, khi màu nước thay đổi. khi nước chuyển xanh đậm, xanh rau má hay, hay nâu đậm, nâu đỏ, tôm sẽ giảm ăn hoặc bỏ ăn, xuất hiện tôm chết trong vó, trong hố siphon. Gan tôm chuyển vàng, ruột lỏng, ruột đứt khúc hoặc trống thức ăn. Tôm chậm lớn, khó lột vỏ, lâu cứng vỏ, tăng trưởng chậm, tỷ lệ sống sụt giảm nhanh chóng. Tôm suy giảm sức đề kháng, dễ bị dịch bệnh tấn công, gây thiệt hại lớn. 

Tôm thẻ chân trắngNên thay nước hoặc xử lý bằng các biện pháp sinh học khi nước ao có màu đục. Ảnh: tomgiongchauphi

Khi màu nước ao nuôi chuyển xấu, bà con chủ động thay nước, kết hợp giảm cữ hoặc cắt mồi 1 – 2 ngày, điều chỉnh lại lượng ăn cho phù hợp. Dùng vôi cắt tảo được xem là giải pháp tiết kiệm chi phí, an toàn cho tôm nuôi, bà con dễ thực hiện. Nếu tôm ≤ 30 ngày tuổi, dùng vôi nóng CaO: liều 10 – 20 kg/1.000 m3 nước, kết hợp vôi nông nghiệp CaCO3 liều: 60 – 80 kg/1.000 m3 nước, thời gian xử lý: ban đêm, 22 giờ, sau đó cấy lại vi sinh EM. Vào ban ngày, có thể dùng Zeolite liều 25 kg/1.000 m3, kết hợp CaCO3 liều 60 kg/1.000 m3, sau đó cấy lại vi sinh EM.

Nếu tôm lớn, nuôi từ ≥ 1 tháng tuổi, dùng vôi CaO liều 30 kg/1.000 m3 kết hợp CaCO3 liều 100 – 150 kg/1.000 m3, đánh vào ban đêm. Bà con lưu ý, sau khi đánh CaCO3 liều 100 kg/1.000 m3, bà con đánh thêm mỗi lần 20kg, sau cùng là 10kg, cho đủ liều 150kg, chia liều sử dụng vôi như trên nhằm hạn chế sốc đối với tôm. Với cách xử lý trên, bà con thực hiện liên tục, đến khi thấy nước ao đục, xuất hiện nhiều lợn cợn, bà con tiến hành vừa thay nước, vừa cấp nước mới từ ao sẵn sàng vào ao nuôi. Lượng nước thay và cấp vào ao dao động 20 – 30 %, nên thay và cấp nước khi chiều mát, hoặc tối 18 – 20 giờ. Vi sinh xử lý khí độc trong môi trường ao nuôi như Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces luôn có trong thành phần, nhóm vi sinh dùng xử lý nước ao, nền đáy ao như Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis... luôn được ưu tiên chọn lựa. Ngoài ra, việc kết hợp Yucca và các Enzym như Amylase, Protease, Phytase, Cellulase, Lipase... 


Đăng ngày 09/07/2024
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 04:41 27/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:41 27/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 04:41 27/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 04:41 27/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:41 27/09/2024
Some text some message..