Mới: Tiềm năng vaccine bổ sung vào thức ăn cho cá biển

Các trại nuôi tự điều chế vắc xin và tự cung cấp cho trang trại sẽ mang lại nhiều lợi thế về hiệu quả bảo vệ, kinh phí và có tính ứng dụng cao không cần nhiều kỹ thuật phức tạp. Dưới đây là thử nghiệm tự sản xuất vắc xin cho ăn đối với cá biển tại một trang trại ở Malaysia.

cá mú
Cá mú thuộc loại cá biển, chúng được xem là loại cá dữ bởi có hàm to, răng sắc nhọn và là động vật ăn thịt. Ảnh reefcolors

Tạo vắc xin 

Vi khuẩn V. harveyi VH1 được phân lập từ da, gan, thận của cá mú bệnh, sau đó các tế bào vi khuẩn VH1 này được bất hoạt bởi formalin, các tế bào sau khi bất hoạt được rửa bốn lần bằng PBS vô trùng bằng cách ly tâm ở 6000 vòng/phút trong 15 phút để loại bỏ môi trường và formalin. Để bảo đảm an toàn, các vi khuẩn bất hoạt này được cấy trở lại môi trường xem có xuất hiện sự sống, nhằm xác nhận rằng tất cả các tế bào vi khuẩn đã bị bất hoạt. Như vậy loại vắc xin được sử dụng trong thử nghiệm là vắc xin bất hoạt (nactivated/ killed vaccine), là loại vắc xin truyền thống, công nghệ sản xuất đơn giản và có thể sản xuất với quy mô lớn.

Trước khi sử dụng các tế bào vi khuẩn đã được xác nhận bất hoạt hoàn toàn, sau đó vi khuẩn bất hoạt được trộn vào thức ăn viên với liều lượng 10% (tương đương 106 CFU/g thức ăn). Cá được cho ăn thức ăn bổ sung vắc xin ở ngày 0, ngày 14 (liều nhắc lại), ngày 42 (liều nhắc lại) trong 5 ngày liên tục với 4% trọng lượng cơ thể.

Thử nghiệm nuôi trên bể

Cá chẽm (Lates calcarifer) được cho ăn thức ăn bổ sung vắc xin sau 70 ngày thì được gây bệnh với các chủng vi khuẩn gây bệnh V. harveyi VH1, V. parahaemolyticus VPK1, V. alginolyticus VA2.

Kết quả cụ thể, sau khi cá ăn thức ăn có bổ sung vắc xin V. harveyi chủng VH1, thì giá trị kháng thể IgM tăng lên đáng kể và khác biệt so với nhóm đối chứng không bổ sung vắc xin (p <0,05) ở ngày 7. Sau khi bổ sung liều nhắc lại vào ngày 14, nồng độ IgM của các nhóm điều trị chống lại V. harveyiV. parahaemolyticus tăng lên (p <0,05) cho đến ngày 35 và đạt giá trị cao nhất; trong khi ở V. alginolyticus, IgM giảm nhẹ ở ngày 28 và tăng trở lại ngày 42.

Tuy nhiên, giá trị IgM vẫn cao hơn có ý nghĩa (p> 0,05) ở nhóm nhóm điều trị so với nhóm đối chứng. Sau liều nhắc lại thứ hai vào ngày 42, nồng độ IgM chống lại V. harveyiV. alginolyticus tăng đáng kể (p <0,05) vào ngày 49, trong khi đối với V. parahaemolyticus, chúng tăng vào ngày 63 và mức kháng thể trong nhóm điều trị vẫn cao hơn đáng kể (p <0,05) so với nhóm đối chứng chống lại V. harveyi, V. parahaemolyticus V. alginolyticus

cá mú
Cá mú nhiễm bệnh Vibriosis có dấu hiệu mất vảy, loét da và hoại tử cơ.

Về mức độ bảo vệ, tất cả các nhóm cá chẽm đều có mức độ bảo vệ khác nhau đối với các chủng vi khuẩn Vibrio gây bệnh (Vibrio harveyi, V. alginolyticusV. parahaemolyticus). Nhưng nhìn chung khi cá ăn thức ăn bổ sung vắc xin V. harveyi chủng VH1 có tỷ lệ sống cao hơn so với nhóm cá không được điều trị với RPS (relative percentage survival) là 70-85%.

Thử nghiệm nuôi tại ao 

Thử nghiệm được tiến hành đối với cá mú lai (Epinephelus fuscoguttus x E. lanceolatus), cá ăn thức ăn bổ sung vắc xin ở ngày 0, ngày 14, ngày 42  trong 5 ngày liên tục và được theo dõi liên tục trong 112 ngày (4 tháng), đồng thời đánh giá tăng trưởng và khả năng bảo vệ cá mú.

Cụ thể, sau 4 tháng theo dõi, sự gia tăng trọng lượng cơ thể mạnh hơn (248 g) ở nhóm điều trị vắc xin bằng cách cho ăn V. harveyi chủng VH1 bất hoạt. Ngược lại, nhóm đối chứng cho thấy trọng lượng cơ thể tăng 208 g, với trọng lượng ban đầu là 31 g, cho thấy rằng việc cho ăn chủng vi khuẩn V. harveyi VH1 giúp gia tăng trọng khoảng 22,56%. Tổng lượng thức ăn tiêu thụ được theo dõi trong suốt 4 tháng thử nghiệm và hiệu quả thức ăn được đánh giá dựa trên mối quan hệ giữa tiêu thụ thức ăn và tăng trọng. Cụ thể, nhóm bổ sung vắc xin có hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao hơn 58,05% so với nhóm đối chứng, cho thấy rằng nhóm điều trị yêu cầu thức ăn ít hơn 58,05% so với nhóm đối chứng để sản xuất một đơn vị trọng lượng cơ thể cá. Đồng thời vào cuối thời gian thử nghiệm, tỷ lệ sống của cá bổ sung vắc xin cho ăn là 79,75%, cao hơn có ý nghĩa (p <0,05) so với 65,1% của cá đối chứng

Sử dụng vắc xin bổ sung vào thức ăn cung cấp một phương pháp điều trị dễ dàng hơn, hiệu quả về chi phí, thân thiện với người sử dụng và ít gây stress cho vật nuôi. Ngoài ra, vắc xin được tạo ra bằng vi khuẩn V. harveyi chủng VH1 bất hoạt là một trong những ứng cử viên vắc xin có tiềm năng kích thích phản ứng miễn dịch tốt và mang lại khả năng bảo vệ cao ở cả cá chẽm và cá mú lai.

Nguồn: Mohamad, A. et al. (2022). Laboratory and Field Assessments of Oral Vibrio Vaccine Indicate the Potential for Protection against Vibriosis in Cultured Marine Fishes. Animals, 12, 133.

Đăng ngày 15/01/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:20 19/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:20 19/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:20 19/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:20 19/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:20 19/09/2024
Some text some message..