Nâng cao giá trị hàu Thái Bình Dương

Từ vật nuôi thử nghiệm nhập khẩu từ Đài Loan, nay hàu sữa Thái Bình Dương được biết đến như một trong những sản phẩm chất lượng, dần định vị thương hiệu, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng, hướng tới xuất khẩu.

Nâng cao giá trị hàu Thái Bình Dương
Chế biến hàu tách vỏ đóng gói đa dạng hóa sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long.

Hàu sữa Thái Bình Dương được đưa vào nuôi lần đầu tiên năm 2007 tại khu vực đảo Cống Tây rồi chuyển sang khu vịnh kín ở Cống Nứa (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn). Là vật thể nuôi ngoại lai, nhưng hàu sữa Thái Bình Dương phù hợp và thích nghi tốt với môi trường nơi đây. Đơn vị tiên phong thử nghiệm là Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (Tập đoàn BIM). Những năm sau đó, chương trình này luôn được sự hỗ trợ của Dự án tiêu chuẩn chất lượng an toàn vùng nuôi và Chương trình giám sát chất lượng (Bộ NN&PTNT). Nhờ đó, mà việc nuôi hàu được thực hiện quy củ, khoa học theo tiêu chí vùng nuôi sạch, giá thể và quá trình nuôi tự nhiên... Đó là cơ sở để hàu sữa trở thành vật nuôi phổ biến, xóa đói giảm nghèo, làm nền tảng phát triển các sản phẩm gia tăng giá trị.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp Vân Đồn, giai đoạn 2016-2018 tới nay, tổng diện tích nuôi trồng nhuyễn thể của huyện đạt khoảng 2.310ha, sản lượng 13.220 tấn, trong đó hàu chiếm trên 50%. "Tiềm năng từ hàu sữa rất lớn bởi con giống chất lượng, vùng nguyên liệu rộng... Việc tiêu thụ hàu nguyên con giá trị không cao, giá bán chưa thật ổn định. Để sản xuất các sản phẩm gia tăng từ hàu cần có sự đầu tư thích đáng”, ông Nguyễn Quang Ninh, Phó Phòng NN&PTNT huyện đánh giá.

Theo Nghị quyết phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2020 định hướng 2030, Vân Đồn xác định kinh tế thủy sản là một trong những mũi nhọn. Trong đó, nuôi trồng, chế biến dạng hàng hóa, xuất khẩu là một thế mạnh. Chính vì thế, huyện cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Một trong những đơn vị tiên phong trong chế biến, nâng giá trị gia tăng của hàu chính là Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long, nơi chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng. Với quy mô trên 300ha mặt nước; sản lượng trung bình 1.000 tấn hàu thương phẩm/năm, đơn vị đã đầu tư nhà máy, dây chuyền sản xuất các sản phẩm gia tăng từ hàu. Ngoài hàu nguyên liệu, năm 2013, đơn vị sản xuất những sản phẩm hàu tách vỏ, đóng túi đầu tiên. Với ưu thế gọn nhẹ, bảo quản được lâu, sản phẩm hàu đóng túi chủ yếu được xuất, bán ra tỉnh ngoài, vào các siêu thị lớn: BigC, Metro; A-one toàn quốc. Giá bán khoảng trên 180.000 đồng/kg.

Phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu, công ty liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng từ hàu, với hơn 10 loại sản phẩm, chủ yếu là: Ruốc, chả, hàu kho niêu đất, hàu tẩm bột... Gần đây nhất, cuối năm 2018 đơn vị đã giới thiệu ra thị trường sản phẩm: Mắm hàu, hàu bột nguyên liệu... Không chỉ tận dụng được nguồn nguyên liệu, các sản phẩm này có giá bán khá cao, khoảng 200.000-300.000 đồng/kg.

Ngoài Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long ra, còn có Công ty TNHH Thương mại và Thủy sản Quảng Ninh (Vân Đồn) là đơn vị đưa ra thị trường nhiều sản phẩm có yếu tố công nghệ, đầu tư về máy móc. Các sản phẩm của đơn vị cũng được tinh chế kỹ hơn, tiêu biểu là: Ruốc hàu, nem hàu, bánh quy hương vị hàu, tinh chất hàu... Phần lớn trong số các sản phẩm này được thị trường đánh giá cao, được xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3-5 sao. Không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, các sản phẩm đã vươn xa ra thị trường ngoài tỉnh hoặc xuất khẩu.


Chế biến, đóng gói sản phẩm ruốc hàu tại Công ty TNHH Thương mại và Thủy sản Quảng Ninh.

Điều đáng mừng là sản phẩm từ hàu của các đơn vị trên chủ yếu được sản xuất với tiêu chuẩn, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tác khó tính. Cá biệt các doanh nghiệp trên đã từng bước tiếp cận vào chuỗi sản xuất mặt hàng xuất khẩu, tiêu biểu là: Sản phẩm tinh chất hàu... Đây là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, khoảng 3 triệu đồng/kg, được các đơn vị sản xuất gia công, rồi xuất khẩu cho các hãng dược phẩm lớn.

Tuy nhiên, việc sản xuất các sản phẩm gia tăng từ hàu còn gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy, các doanh nghiệp hàu chưa khai thác hết được tiềm năng, quy mô của vùng nguyên liệu. Dù đạt giá trị kinh tế cao, nhưng các sản phẩm từ hàu chưa mở rộng được quy mô, sản lượng thấp, tỷ lệ xuất khẩu còn thấp.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 13/05/2019
Hà Phong
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 20:40 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 20:40 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 20:40 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 20:40 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 20:40 20/09/2024
Some text some message..