Nâng cao sức đề kháng vật nuôi thủy sản trong mùa mưa

Thời tiết là một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi thủy sản từ hệ thống nuôi quảng canh cho đến thâm canh. Đang bước vào mùa mưa, các yếu tố môi trường nuôi dễ bị biến động, sức khỏe vật nuôi thủy sản càng yếu hơn dẫn đến dễ bị mắc bệnh.

chất lượng nước
Kiểm tra chất lượng nước ao nuôi hàng ngày.

Để giúp vật nuôi thủy sản giảm nguy cơ mắc bệnh thì việc nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi là một trong những giải pháp quan trọng. Bài viết này tổng hợp một số biện pháp nâng cao sức khỏe cho vật nuôi thủy sản trong mùa mưa, cụ thể như sau.

Cải tạo ao/vệ sinh lồng nuôi

Thực hiện cải tạo ao thật tốt trước khi thả nuôi. Nên vét bùn ao nuôi, diệt khuẩn thật kỹ nhằm tiêu diệt mầm bệnh của vụ nuôi trước. Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nằm trong ngưỡng cho phép trước khi thả nuôi. Đối với hình thức nuôi lồng nên có thời gian vệ sinh, phơi nắng hoặc dùng vôi khử trùng lồng nuôi trước khi nuôi vụ tiếp theo.

Chọn giống và thả giống

Đây là khâu quan trọng, con giống được chọn cần đồng đều về kích cỡ, không dị tật, xây sát, không mắc một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nên chọn mua ở các cơ sở uy tín, con giống cần được kiểm dịch theo đúng quy định. Nên thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả giống vào những ngày nắng nóng hoặc trời mưa để giảm nguy cơ con giống bị sốc. Việc thả giống cần tuân thủ lịch thời vụ do cơ quan quản lý thủy sản địa phương ban hành.

Cho ăn theo phương pháp “4 định”

- Định chất lượng thức ăn: Thức ăn dùng cho vật nuôi thủy sản ăn phải đảm bảo không bị nấm mốc, ôi thối, không có mầm bệnh, độc tố và thành phần dinh dưỡng phải thích hợp với yêu cầu phát triển cơ thể vật nuôi theo từng giai đoạn.

- Định số lượng thức ăn: Dựa vào trọng lượng vật nuôi thủy sản để tính lượng thức ăn, thường sau khi cho ăn từ 3 - 4 giờ vật nuôi ăn hết là lượng vừa phải. Thức ăn thừa nên vớt bỏ đi để tránh hiện tượng thức ăn phân huỷ làm ô nhiễm môi trường sống.

- Định vị trí để cho ăn: Muốn cho vật nuôi thủy sản ăn một nơi cố định cần tập cho chúng có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định. Cho vật nuôi ăn theo vị trí vừa tránh lãng phí thức ăn laị quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý sinh thái của cơ thể chúng.

- Định thời gian cho ăn: Thông thường, hàng ngày cho vật nuôi thủy sản ăn 2 lần. Tuy nhiên tùy vào đối tượng nuôi hoặc giai đoạn phát triển của vật nuôi mà có thể cân nhắc cho ăn từ một đến nhiều lần trong ngày. Sự cho ăn vào giờ cố định sẽ giúp người nuôi chủ động được thời gian chăm sóc quản lý.

nuôi lươn
Cho lươn ăn theo phương pháp “4 định”.

Sử dụng hợp lý các loại thức ăn bổ sung

- Lợi khuẩn (probiotics): Bổ sung lợi khuẩn làm tăng sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong hệ thống tiêu hóa, làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, làm giảm số lượng của chúng và làm giảm nguy cơ mắc bệnh của vật nuôi. Ngoài ra các vi sinh vật có lợi tiết ra enzyme tiêu hóa dinh dưỡng còn lại trong thực phẩm sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng thực phẩm của vật nuôi. Các lợi khuẩn thường được dùng trong thủy sản như Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei, Bacillus sp, Bifidobacterium bifidum, Lactococcus lactis,…

- Vitamin C (A-xít Ascorbic):  Trong nghiên cứu về thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, vitamin C đã được nghiên cứu và đánh giá là cần thiết cho tôm cá. Cá và giáp xác không có khả năng tự tổng hợp vitamin C do thiếu enzyme Gluconolactone oxidase, chính vì thế vitamin C được hấp thu chủ yếu từ thức ăn. Việc bổ sung vitamin C cho vật nuôi thủy sản giúp cải thiện tỷ lệ sống, tăng trưởng, tăng cường hệ miễm dịch và giảm stress nhất là khi thời tiết chuyển mùa, bước vào mùa mưa. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng vì tùy vào giai đoạn phát triển và tùy loài nuôi mà nhu cầu vitamin C cũng khác nhau, cần tham khảo ý kiến cán bộ thủy sản hoặc hướng dẫn nhà sản xuất trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả.

Theo dõi, chăm sóc

Cần theo dõi sức khỏe vật nuôi cũng như các yếu tố môi trường nước hàng ngày, nhất là những ngày có mưa để kịp thời phát hiện những bất thường và xử lý ngay. Để tạo môi trường sống sạch sẽ cần dọn sạch cỏ tạp, tiêu trừ địch hại và vật chủ trung gian, vớt bỏ xác sinh vật và vật nuôi chết, các thức ăn thừa thải, tiêu độc nơi vật nuôi đến ăn đề hạn chế sinh vật gây bệnh sinh sản và lây truyền bệnh.

Nuôi xen canh các loài vật nuôi thuỷ sản: Ao nuôi sẽ tích luỹ nhiều chất thải và mầm bệnh do trong quá trình nuôi ao nuôi đã tích luỹ nhiều thức ăn dư thừa. Các chất thải và mầm bệnh này sẽ ảnh hưởng và gây bệnh cho các chu kỳ nuôi tiếp theo của đối tượng nuôi đó. Do vậy cần tiến hành nuôi xen canh trên một ao nuôi để khắc phục nhược điểm này. Có thể xen canh một vụ tôm một vụ cua hoặc một vụ tôm một vụ cá hoặc sau một vụ tôm, nuôi cá rô phi hay trồng rong câu,….

Thao tác đánh bắt, vận chuyển nên nhẹ nhàng, tránh xây xát cho vật nuôi: Trong nước luôn luôn tồn tại các sinh vật gây bệnh cho vật nuôi vì vậy trong quá trình nuôi, thao tác đánh bắt vận chuyển để san thưa, phân đàn phải thật nhẹ nhàng nếu để vật nuôi bị thương là điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

TTKN Phú Yên
Đăng ngày 06/10/2021
Võ Thị Thu Hiền
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 18:28 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:28 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 18:28 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 18:28 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 18:28 23/09/2024
Some text some message..