Nga - Mỹ ký thỏa thuận cấm đánh bắt cá tại Bắc Cực

Mỹ, Nga và các quốc gia Bắc Cực hôm 16/7, đã ký thỏa thuận cấm đánh bắt cá ở vùng băng tan chảy nhanh ở Bắc Cực.

đánh bắt cá ở Bắc Cực
Một cuộc đánh bắt cá ở Bắc Cực  (ảnh: National Geographic)

Mỹ, Nga và các quốc gia Bắc Cực như Canada, Nauy và Đan Mạch hôm 16/7, đã ký một thỏa thuận cấm các tàu thuyền đánh cá của các quốc gia mình hoạt động tại vùng biển có lượng băng tan chảy nhanh xung quanh khu vực Bắc Cực.

Thỏa thuận được ký tại thành phố Oslo của Nauy có sự tham gia của đại diện Nga, Mỹ và đại sứ các nước như Canada, Nauy và Đan Mạch. Đây được xem như phản ứng của các quốc gia có liên quan nhằm đối phó với hiện tượng ấm nóng toàn cầu, đang làm đẩy nhanh tốc độ tan chảy của các tảng băng ở khu vực giữa Bắc Cực. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, cản trở lớn nhất từ việc đánh bắt cá tại vùng biển Bắc Cực là tốc độ xói mòn quá nhanh của bờ biển khi các lớp băng bảo vệ tan chảy nhanh chóng do tình trạng ấm dần lên của Trái đất. Điều này đã đe dọa tới sự sống của nhiều sinh vật biển và hệ sinh thái tại đây.

Theo ông David Balton, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề đại dương và nghề cá, thỏa thuận này giữa các bên sẽ góp phần ngăn chặn hiện tượng trên xảy ra sớm hơn so với dự kiến.

Còn theo Bộ trưởng Ngoại giao Nauy Boerge Brende, biến đổi khí hậu đang tác động tới luồng di cư của cá. Do vậy các quốc gia Bắc Cực cần có trách nhiệm để bảo vệ các vùng nước quốc tế, bắt đầu từ khu vực 200 hải lý tính từ khu vực duyên hải của các quốc gia vùng biển có liên quan.

Thỏa thuận trên đã được đàm phán sơ bộ tại đảo Greenland - hòn đảo lớn nhất trên thế giới vào tháng 2/2014 và dự kiến được ký vào tháng 6/2014. Tuy nhiên, sau sự kiện Nga sát nhập bán đảo Crimea vào tháng 3/2014, cả Mỹ và Canada đã đẩy chay cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực diễn ra tại Nga năm ngoái khiến việc ký thỏa thuận bị đình lại đến nay./.

Theo Reuters/VTV, 17/07/2015
Đăng ngày 18/07/2015
Hồng Nhung/VOV- Trung tâm Tin
Thế giới
Bình luận
avatar

“Bấp bênh” khi quay trở lại với con tôm sú

Dựa vào tình hình hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng đang lao dốc mạnh. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm đang bắt đầu quay lại với mô hình nuôi tôm sú. Tuy nhiên, từ con tôm thẻ, khó khăn lại khi chuyển đổi sang con tôm sú.

Tôm sú
• 10:16 17/07/2024

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:50 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:50 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:50 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:50 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:50 20/09/2024
Some text some message..