Nghi tảo độc là tác nhân gây cá chết ở đảo Phú Quý

Ngày 11-5, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, đã có công văn gửi các ban ngành liên quan về việc khẩn trương làm rõ nguyên nhân cá nuôi lồng bè đột ngột chết hàng ngàn con tại đảo Phú Quý.

rong biển
Rong rêu xanh phát triển cực nhanh bám đầy các tảng đá ở bờ biển đảo Phú Quý. Ảnh: Huỳnh Quang Huy

Cùng ngày, ông Lê Văn Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận, cho biết Chi cục đang cử người ra đảo Phú Quý lấy mẫu nước, mẫu cá chết để gửi đi xét nghiệm, xác định nguyên nhân cá mú, cá bớp và cá gáy chết hàng loạt ở một số lồng bè nuôi cá thương phẩm.

Được biết ngày 9-5 có năm hộ nuôi cá lồng bè tại Phú Quý phát hiện cá chết hàng loạt. Hộ có số lượng cá chết nhiều nhất là hộ ông Võ Liển và bà Trần Thị Chẩu ở thôn Đông Hải, xã Long Hải. Vợ chồng ông nuôi 6.000 con cá mú cọp nhưng đã bị chết hơn 4.000 con, thiệt hại hơn 600 triệu đồng.

Hộ bà Nguyễn Thị Nhơn có số lượng cá chết trên 1.500 con, chủ yếu là cá mú đỏ và cá mú cọp, cá chết ở giai đoạn sinh trưởng là cá giống và cá thịt chuẩn bị thu hoạch. Theo báo cáo ban đầu, các lồng bè này đều nằm trong cùng một khu vực có rạn san hô vây quanh, nước tù, không thông thoáng.

Bà con nuôi cá khẳng định do tảo biển thải chất độc ra làm nguồn nước bị ô nhiễm nên dẫn đến tình trạng cá chết. Tại thời điểm cá chết, nước có mùi hôi thối nồng nặc và nước rất đục.

Trước đó, vào ngày 25-4, tại khu vực này có hai cơ sở là hộ Võ Đẫn và Trương Thị Vinh, 700 con cá mú đỏ bị chết đột ngột, tổn thất khoảng 400 triệu đồng.

Theo thống kê Trạm khuyến ngư Phú Quý, đây là lần thứ ba trong năm xảy ra hiện tượng này. Hiện các cơ sở có lồng bè nằm trong vùng nước bị ô nhiễm đã di chuyển lồng bè ra khơi xa nhằm đảm bảo cho số lượng cá còn lại.

Chiều 11-5, trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, cho biết do năm nay thời tiết nóng làm rong, tảo phát triển mạnh, khi rong, tảo chết sẽ phát sinh khí độc có mùi hôi thối gây ô nhiễm vùng nước.

Hằng năm đều xảy ra hiện tượng trên nhưng mức độ ảnh hưởng không đáng kể nhờ có luồng nước chảy cuốn đi. Năm nay gió nhẹ, nhiệt độ cao, không có luồng nước chảy vào đúng thời điểm rong, tảo chết khiến cá nuôi trong những vùng nước tù chết. Chính vì vậy mà các bè cá vùng ngoài không bị ảnh hưởng nhờ có luồng nước chảy.

Theo ông Huy, cuối tháng 4-2016, ông đã trực tiếp ra Phú Quý kiểm tra và thấy rong, tảo xanh rất nhiều nên đã yêu cầu bà con nuôi cá cho người trực 24/24 giờ, khi thấy cá mệt phải sục ôxy, thấy nước chuyển màu phải dời cá, dời bè. Vào thời điểm cá chết (ngày 9-5), lại không có người trực nên xảy ra tình trạng cá chết, gây thiệt hại cho bà con.

Báo cáo nhanh của UBND huyện Phú Quý cho biết toàn bộ lồng bè của người nuôi cá ở Phú Quý đã di dời ra xa bờ và hai ngày qua không có hiện tượng cá chết.

Pháp Luật Tp. HCM, 12/05/2016
Đăng ngày 12/05/2016
Phương Nam
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:24 26/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:24 26/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:24 26/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:24 26/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:24 26/09/2024
Some text some message..