Nghiên cứu thực trạng các mô hình đồng quản lý trong lĩnh vực thủy sản

Đồng quản lý là một cách tiếp cận quản lý mà ở đó chính quyền chia sẻ một số quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý nhất định trong việc quản lý nghề cá với cộng đồng sử dụng nguồn lợi như là những đối tác (Trung tâm Phát triển cộng đồng nghề cá khu vực Đông Nam Á – SEAFDEC, năm 2006)

quản lý thủy sản
Ảnh minh họa. Nguồn: baocongthuong.com.vn

Ở Việt Nam, đồng quản lý (ĐQL) trong lĩnh vực thủy sản được nghiên cứu từ những năm 1990 của thế kỷ 20, từ đó đến nay đã có nhiều mô hình đồng quản lý được nghiên cứu, thử nghiệm trong các lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản trên các vùng sinh thái và các địa phương khác nhau trong cả nước.

Việc triển khai các mô hình đồng quản lý bước đầu đã đem lại lợi ích tích cực, tạo cơ hội mới về việc làm, huy động nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ nguồn lợi tại địa phương. Tuy nhiên các mô hình ĐQL đã được thực hiện thí điểm trong lĩnh vực thủy sản tỏ ra kém hiệu quả và chưa phát huy được tác dụng sau khi dự án kết thúc. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn nêu trên, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản-Tổng cục Thủy sản đã chủ trì thực hiện dự án: “Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng các mô hình đồng quản lý và đề xuất một số chính sách tăng cường mô hình đồng quản lý trong lĩnh vực thủy sản”.

Trong 2 năm (2012-2013) nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát tại 48 mô hình ĐQL tại 24 tỉnh, thành phố ở 7 vùng sinh thái (Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ) và đã đạt được các kết quả nghiên cứu rất có ý nghĩa, phục vụ cho sự phát triển chung của ngành thủy sản.

Bước đầu, nghiên cứu đã phân loại được các mô hình đồng quản lý theo vùng sinh thái, theo lĩnh vực, theo hình thái tổ chức. Đối với phân loại theo theo lĩnh vực đã khảo sát 48 mô hình ĐQL; Trong đó, lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có 29 mô hình được chia làm 4 nhóm gồm nhóm mô hình tổ đội khai thác xa bờ (4/29 mô hình), nhóm mô hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi ven bờ (10/29 mô hình), nhóm khai thác và bảo vệ nguồn lợi trên sông hồ chứa (7/29 mô hình), nhóm mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản (8/29 mô hình); Có 16 mô hình ĐQL trong  lĩnh vực nuôi trồng thủy và 3 mô hình ĐQL trong lĩnh vực chế biến thủy sản.

Nghiên cứu cũng đã đưa ra được tổng quan về thực trạng các mô hình ĐQL ngành thủy sản hiện nay, đồng thời đánh giá được mức độ tham gia của chính quyền và cộng đồng trong thực hiện mô hình ở cả 3 lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản. Kết quả, điều tra, khảo sát cũng đã đánh giá được hiệu quả các mô hình thủy sản trên 3 phương diện: Hiệu quả bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội.

Đặc biệt, nhóm tham gia thực hiện dự án đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nhóm các mô hình thủy sản. Dựa trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đã xây dựng được các nguyên tắc của mô hình khung và các tiêu chí xây dựng mô hình khung, từ đó nghiên cứu đã đề xuất được mô hình khung ĐQL trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản.

Ngoài ra một điểm nổi bật mà dự án đã thực hiện được, đó là đề xuất một số chính sách tăng cường ĐQL trong lĩnh vực thủy sản: Đề xuất bổ sung các nội dung liên quan đến cộng đồng và đồng quản lý cần phải được điều chỉnh, bổ sung trong Luật thủy sản sửa đổi, xây dựng nghị định của chính phủ về giao quyền sử dụng mặt nước phát triển thủy sản cho cộng đồng và các thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 33/2010/NĐ- CP ngày 31/3/ 2010, nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/ 2012, xây dựng cơ chế, chính sách cho quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản. Xây dựng và trình thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định về chính sách ĐQL trong ngành thủy sản. Dựa trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu dự án đề xuất xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện các chính sách tăng cường ĐQL trong 2 năm (2014- 2015).

Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục chỉnh sửa để hoàn thiện đề xuất về các nhóm giải pháp nhằm phát triển mô hình đồng quản lý trong lĩnh vực thủy sản, góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản trong giai đoạn tới.

Tổng cục thủy sản, 11/12/2013
Đăng ngày 13/12/2013
Xuân Điểm
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 18:39 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:39 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 18:39 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 18:39 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 18:39 22/09/2024
Some text some message..