Nguy cơ ngoại lai

Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cá lau kính du nhập vào Việt Nam qua những người nuôi cá cảnh lồng kính. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây loài cá này xuất hiện và sinh sôi phát triển rất nhanh khắp kênh, rạch, ao hồ, ruộng lúa, đang là mối nguy hại cho nhiều nhà nông.

ca lau kinh
Cá lau kính cũng xuất hiện nhiều trên kênh rạch tại Vĩnh Long

Người dân ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian gần đây họ phát hiện có rất nhiều cá lau kính xuất hiện bất thường ở dưới các tuyến kênh thủy lợi, ao hồ nuôi cá nước ngọt. Đáng lưu ý là kể từ lúc cá lau kiếng xuất hiện, cũng là lúc lượng cá đồng bản địa ở đây ngày càng giảm đi rõ rệt. Nhiều người dân vốn trước đây sinh sống bằng nghề chài lưới trên kênh thì nay cũng giải nghệ vì khi thả lưới chỉ mắc toàn cá lau kính, làm rách nát cả chài lưới.

Không những thế, người trồng lúa cũng hoang mang lo sợ, bởi một khi cá lau kính xâm nhập vào đồng ruộng thì chúng “tấn công” cây lúa mà khó có biện pháp phòng ngừa. Cá lau kính còn lấn át sự phát triển của các loài cá nước ngọt bản địa, nhất là các ao nuôi cá, gây ra thiệt hại kinh tế không nhỏ cho người dân.

Anh Mã Hoàng Vũ, ở ấp Béc Hen Lớn, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, cho biết, gần một năm trước, anh mua nhiều giống cá như cá phi, cá chép, cá tra về thả nuôi trong ao. Vài tháng sau khi thả nuôi, thấy cá phát triển tốt, rồi sau đó lại mất dần, đến khi thu hoạch thì toàn cá lau kính.

Theo anh Vũ, gia đình anh không ai thả cá lau kính xuống ao, trước khi thả cá nuôi anh đã cải tạo ao rất kỹ, phơi nắng ao thời gian dài nhưng không biết từ đâu mà cá lau kính sinh sôi nảy nở khủng khiếp rồi “làm chủ” cả ao cá rộng lớn.

Còn theo nhiều người dân trong khu vực, cá lau kính ăn hết rong tảo trong ao, lại sinh sản nhanh lấn át nên cá đồng bản địa không thể sống và phát triển được. Không chỉ phát hiện cá lau kính có trong ao cá nuôi mà ở dưới các tuyến kênh thủy lợi người dân cũng phát hiện thấy loài cá này.

Bạc Liêu có diện tích sản xuất lúa hơn 77.000 ha, là vùng nước ngọt ổn định, có vai trò quan trọng tạo ra nguồn lương thực phục vụ nội địa và xuất khẩu. Nếu như những năm qua, nông dân tỉnh này tốn nhiều công sức, tiền của phòng trừ ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, thì nay họ lại đang đối mặt với cá lau kính. Đây là loài cá thể ngoại lai nguy hại, có khả năng tấn công gây hại mùa màng ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy, việc chúng xâm nhập, lan trộng ra môi trường, đồng ruộng là vấn đề lo ngại.

Việc loài cá lau kính hầu như không có giá trị kinh tế, xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều tại nhiều nơi, làm cho người dân hết sức lo lắng cho sự phát triển và tồn tại của các loài cá đồng bản địa.

Tuy nhiên, đến nay ngành chức năng vẫn chưa có kế hoạch khảo sát cụ thể, đánh giá mức độ gây hại, để có thể đưa ra khuyến cáo người dân ngăn chặn cá lau kính phát triển ra diện rộng. Nhiều người dân đã đưa ra nghi vấn rằng liệu cá lau kính có thể gây hại như loài rùa tai đỏ cũng có nguồn gốc từ Nam Mỹ hay không?

“Theo Trung tâm sinh vật ngoại lai, Đại học Stellenbosch của Nam Phi: Các loài ngoại lai có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Ước tính sinh vật ngoại lai gây thiệt hại 1.400 tỷ USD mỗi năm, tương đương 5% GDP toàn cầu.”

Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, PGS. TS Lê Xuân Cảnh khẳng định: Hiện nay, sinh vật ngoại lai là một nhóm đối tượng trong Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực từ năm 2009. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cần nghị định hướng dẫn thi hành luật này vẫn chưa được ban hành. Cần phải xây dựng các thông tư, nghị định và sau này phải luật hóa để việc quản lý hữu hiệu hơn.

Bên cạnh đó, cần tăng cường sự phối hợp và thống nhất giữa cơ quan quản lý (Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT) và các cơ quan khoa học để xem xét quyết định xem mức độ ảnh hưởng, sự lợi hại các loài ngoại lai để đưa loài nào vào danh sách quản lý. Nếu không xin ý kiến của các nhà khoa học về các loài ngoại lai thì đó là một sơ suất. Và việc này đã từng xảy ra như trường hợp rùa tai đỏ, đến khi sự đã rồi mới hỏi nhà khoa học cách xử lý. Với những loài đang có nguy cơ thì phải theo dõi để tránh những hậu quả sau này.

Báo Thanh Tra
Đăng ngày 13/05/2013
Minh Sử
Sinh học
Bình luận
avatar

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 07:17 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 07:17 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 07:17 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 07:17 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 07:17 21/09/2024
Some text some message..